Đi chợ nhớ đừng mua những loại thực phẩm này kẻo mang bệnh về nhà

Google News

Để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà bạn hãy ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây khi chọn thực phẩm.

Không mua gừng dập hoặc để lâu
Không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp, gừng còn được biết đến là vị thuốc dân gian giúp phòng phòng tránh những bệnh mùa đông hiệu quả như cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa,... Nguyên nhân là do gừng tươi có vị cay, tính ấm.
Tuy nhiên, bạn phải biết rằng gừng chỉ là thuốc khi nó còn tươi ngon. Còn khi đã bị dập nát, để lâu lại trở thành mối hiểm họa lớn cho người dùng. Bởi lẽ khi gừng bị dập nát, héo úa, bên trong sẽ sản sinh ra một chất độc hại có tên gọi là shikimol. Vỡi những củ gừng mộc mầm sẽ sản sinh ra lưu huỳnh, gây hoại tử tế bào gan, lâu dần có thể dẫn đến ung thư gan, ung thư thực quản.
Chính vì vậy, khi chọn thực phẩm là gừng, bạn hãy nhớ vứt bỏ những cử gừng có thời gian để trong căn bếp hơn 3 tháng. Khi mua gừng bạn cũng nhớ chọn những nhánh còn tươi, không dập nát hoặc đã héo khô.
Khoai tây mọc mầm
Nhiều người cho rằng mua khoai tây đã mọc mầm chỉ cần cắt bỏ phần mầm đi là không có vấn đề gì về sức khỏe vì ăn khoai tây vẫn bình thường thực sự rất sai lầm.
Trên thực tế, phần mầm của thực phẩm khoai tây có chứa một loại glyco-alkaloid đắng và rất độc độc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng solanine trong mầm khoai tây là 1,34gr/kg cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07gr/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05gr/kg).
 Khoai tây mọc mầm tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày.
Khi cơ thể tiếp nhận lượng chất này sẽ gây tác động mạnh tới niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Khi bị trúng độc do ăn khoai tây mọc mầm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Đối với trường hợp nặng hơn có thể bị co giật, hôn mê, suy hô hấp…
Để an toàn cho sức khỏe, khi chọn mua khoai tây bạn nhớ nhặt những củ khi cầm lên thấy nặng, chắc, lành lặn, vỏ nhẵn trơn, có màu vàng. Khi chế biến cần ninh kỹ, nấu nhừ trư để loại bỏ hoàn toàn chất độc trong khoai tây.
Khoai lang mọc mầm
Nhìn chung, những củ khoai lang đã mọc mầm có chứa hàm lượng glycoalkaloid rất lớn. Nếu chúng ta ăn phải những củ khoai lang mọc mầm hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng bởi những chất độc hại có trong mầm khoai sẽ tấn công hệ thần kinh.
Tuy không quá nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng trong khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì có chứa độc tố. Những độc tố này có thể gây nôn mửa, khiến người bệnh đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, bạn hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi hãy sử dụng.
Bí đỏ để lâu
Bí đỏ là một trong những loại rau củ quả có thể để qua nhiều ngày và sử dụng bình thường. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ lại không biết rằng bí đỏ để quá lâu cũng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Các chuyên gia giải thích, bí đỏ là thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, khi lưu trữ trong thời gian dài khiến môi trường bên trong loại quả này xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, biến chất. Lúc này, ăn bí đỏ không còn có giá trị dinh dưỡng vốn có, đồng thời có thể gây nguy hiểm sức khỏe.
Vậy nên, khi đi mua hãy chọn những quả bí đỏ nặng, chắc tay và có vỏ trơn nhẵn. Tránh mua những quả có các nốt, vết trên vỏ. Khi ăn chưa hết, bạn có thể sử dụng cho bữa sau nhưng không nên để lâu quá 1 ngày hay bọc túi ni lông, cất trong tủ lạnh.
Đừng ăn lạc mốc và nảy mầm
Lạc được chế biến thành nhiều món ăn. Lạc có thể rang với muối, rang khô, luộc thậm chí ăn sống. Lạc cũng có thể làm bơ, làm kẹo... Ngoài ra, trong hạt lạc chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hoá nên có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản, hỗ trợ tuần hoàn máu, ngăn ngừa sỏi mật, giam nguy cơ trầm cảm,... Tuy nhiên nó chỉ đúng khi lạc tươi ngon, không bị nảy mầm.
Nói như vậy là bởi những hạt lạc nảy mầm cũng đồng nghĩa với việc chúng đã bị bị nhiễm khuẩn. Những vi khuẩn này thường chứa mầm có thể sản sinh độc tố gây hại cho sức khỏe, có thể gây nên bệnh ung thư gan, thậm chí dẫn tới tử vong.
Hơn nữa, sau khi mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của lạc giảm, lượng nước trong hạt tăng cao khiến hạt nảy mầm dễ bị nấm mốc. Do vậy, không nên ăn lạc đã nảy mầm để đảm bảo sức khoẻ.
Giá đỗ không rễ
Giá đỗ từ lâu được coi là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bởi hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào trong nó. Chính vì vậy,ngoài việc sử dụng giá đỗ vào việc nấu ăn, trong đông y còn dùng giá vào việc chữa bệnh như: đầy bụng, phân sống, khan tiếng, giải độc kim loại, giải rượu...
 Hãy chọn những cây giá đỗ có rễ được ủ theo cách truyền thống.
Tuy nhiên, nếu không biết lựa chọn, những công dụng của giá đỗ không những được phát huy mà còn gây hại cho sức khỏe gia đình bạn.
Khi đi mua giá bạn nhỡ chọn loại giá có rễ, nhỏ được ngâm ủ theo cách truyền thống và tránh xa những mẻ giá mập mạp, trắng ngần nhưng không cho chân. Nguyên nhân là do, vì lợi nhuận, nhiều người bán hàng đã thuốc kích thích, ure... để ủ giá.Nếu ăn loại giá này lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, một trong số đó là bệnh ung thư.
Theo P.V/ Phapluatnet

>> xem thêm

Bình luận(0)