Dấu hiệu nguy hiểm với “vùng kín” bạn có thể chưa biết

Google News

Mùi khó chịu bốc lên từ vùng kín có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm cho "cô bé".

1. Mụn vùng kín
Mụn vùng kín đôi khi là do bài tiết độc tố của cơ thể không tốt hoặc đơn giản là do vùng kín bị ngạt thở bởi lớp “tóc” rậm và những chiếc quần bó sát. Với những người sở hữu làn da dầu thì “đèn pin” ở vùng tam giác mật càng có nhiều cơ hội xuất hiện.
Giải pháp:
Mụn vùng kín chắc chắn sẽ khiến bạn ăn không ngon ngủ không yên nhưng thực sự vấn đề chưa đến nỗi nguy cấp. Một vài thay đổi trong chế độ ăn và khâu vệ sinh có thể giúp bạn giải quyết chúng.
Bạn có thể dùng cồn i-ốt vệ sinh “cô bé” vào buổi sáng và tối hàng ngày. Hạn chế các đồ ăn tanh, cay bởi đây cũng là một trong những lý do dẫn đến rối loạn cơ chế bài trừ chất độc trong cơ thể. Vào thời tiết hanh khô như mùa thu đông, bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
2. Nổi mề đay
Những thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, các loại thuốc kháng viêm giảm đau bụng, cơ địa dị ứng với những sản phẩm băng vệ sinh thông thường là những nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay vùng kín. Khi bị bệnh này, vùng kín xuất hiện những nốt hồng ban hình tròn hay bầu dục lan rộng dần, gây ngứa. Những vết sẩn này sẽ mờ dần hoặc có dấu hiệu xẹp hơn và biến mất sau khoảng vài giờ, rồi xuất hiện trở lại.
Giải pháp:
Rửa vùng kín bằng nước sạch và lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh. Có thể dùng các loại nước rửa phụ khoa để rửa bên ngoài; thay đồ lót 2-3 lần/ngày, giặt sạch và phơi khô chỗ có nắng. Gặp bác sỹ để được kê đơn dùng thuốc nếu cần.
3. Ngứa ngáy
Nếu bạn thấy phát điên vì cảm giác ngứa ngáy ở vùng bikini nhưng không tìm ra dấu hiệu bất thường nào khác, hãy nghĩ đến những con rận mu đáng ghét. Loại côn trùng hút máu này có thể sống và sinh sản ở vùng lông mu (vùng kín, vùng bụng, nách…). Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp của da hoặc dùng chung quần áo, chăn màn, nhất là khi quan hệ tình dục với người có rận. Nếu gãi mạnh dễ gây ra các vết xước, sinh bội nhiễm, gây mủ ở vùng lông mu và viêm nhiễm nặng cho bộ phận sinh dục.
Giải pháp:
Điều trị nhiễm rận bằng kem permethrin hoặc pyrethrins kết hợp với piperonyl butoxide. Hoặc bôi dung dịch Malathion 0,5% hay uống ivermectin, một liều duy nhất, dùng nhắc lại sau 1 tuần. Tránh “yêu” khi bị nhiễm rận và trong cả quá trình điều trị cho đến khi dứt điểm để tránh lây lan.
Dau hieu nguy hiem voi
Bạn cần xác định rõ vị trí điểm đau để nhận diện nguyên nhân. Ảnh minh họa. 
Ngứa vùng kín có thể là nguyên nhân của một chứng viêm nhiễm âm đạo nào đấy do vi khuẩn (như vaginosis và trichomoniasis) hoặc nấm gây nên. Cũng có thể, đơn giản là bạn bị dị ứng với một thành phần nào đó có trong xà phòng tắm, dung dịch vệ sinh hay chất vải quần chíp.
Nếu chỉ ngứa ở bên ngoài, thông thường là do các loại nấm như candida, các loại men, dị ứng, bệnh ngoài da hoặc mụn rộp. Nếu ngứa sâu vào bên trong vùng kín thì có thể là viêm nhiễm ở bên trong hoặc do dị ứng với bao cao su, thuốc diệt tinh trùng hoặc chất tẩy rửa.
Giải pháp:
Để phán đoán chính xác nguyên nhân gây ngứa, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Ngoài ra cần lưu ý, không gãi, gãi chỉ càng khiến cho bệnh lan rộng hơn và là điều kiện cho viêm nhiễm gia tăng. Đồng thời, sử dụng nước sạch để vệ sinh. Không lạm dụng dung dịch vệ sinh vì có thể làm thay đổi môi trường pH âm đạo.
4. Bốc mùi
Mùi lạ ở “cô bé” thường là do vi khuẩn gây nên, hay đi kèm với các triệu chứng như ngứa, rát, viêm, ra khí hư nhiều có màu lạ, đặc biệt sau khi làm chuyện ấy. Thông thường, dịch xả âm đạo (chất tẩy rửa tự nhiên có tác dụng miễn trừ vi khuẩn và nấm có hại) có thể có mùi hôi nhẹ chứ không quá nồng. Bởi vậy, khi phát hiện mùi bất thường, khó chịu, bạn nên đi gặp bác sĩ, đừng cố gắng khử mùi bằng các loại nước vệ sinh hay tự ý dùng thuốc.
Hiện tượng này cũng thường gặp sau kỳ nguyệt san hoặc trong thời gian mang bầu, nhưng nó không đáng lo ngại vì đơn giản là do những thay đổi nội tiết trong cơ thể.
Giải pháp:
Nếu dịch xả âm đạo có màu vàng, xanh lục, xám hoặc nâu kèm theo có mùi hôi tanh thì bạn phải đến khám bác sĩ để loại trừ trường hợp nhiễm trùng âm đạo, tổn thương vùng kín hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục như: mụn cóc sinh dục, nấm, lậu, ung thư âm đạo…
5. Khí hư bất thường
Nếu chịu khó quan sát, khí hư tiết lộ cho bạn nhiều điều về sức khỏe bản thân. Khí hư sinh lý có màu trắng trong có thể hơi ngả vàng, thường nhiều hơn và dai hơn vào thời điểm rụng trứng.
Giải pháp:
Bất cứ dấu hiệu bất thường nào của khí hư đều chứng tỏ sự viêm nhiễm ở vùng kín:
- Khí hư trong (dịch trong, trắng, nhầy dính, có khi loãng như nước, không hôi): có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.
- Khí hư loãng, đục, hôi, màu vàng nhạt và có bọt hoặc khí hư như bột, có vảy nhỏ hoặc khí hư màu trắng, xanh đục: dấu hiệu viêm âm đạo
- Khí hư nhiều đặc, dính như hồ, có màu đục: dấu hiệu viêm cổ tử cung.
- Khí hư giống như mủ, màu vàng hoặc xanh: viêm phần phụ, vòi trứng hoặc nhiễm nấm.
- Khí hư vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa: dấu hiệu rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.
- Khí hư lẫn máu, ra máu bất thường, kèm theo đau bụng: dấu hiệu của ung thư tử cung.
6. Khô hạn kéo dài
Thủ phạm số 1 gây “hạn hán” chính là sự suy giảm hàm lượng estrogen (một loại hormone có chức năng bảo vệ các mô tế bào tại âm đạo bằng cách luôn duy trì độ nhờn, ẩm ướt và môi trường axit trung tính). Sự suy giảm này khiến cho âm đạo trở nên khô rát, dễ bị viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa hơn.
Vào những thời điểm nhạy cảm như sinh nở, đang cho con bú hay độ tuổi tiền mãn kinh và giai đoạn mãn kinh, dấu hiệu này khá phổ biến ở hầu hết phụ nữ.
Đôi khi, căn nguyên sâu xa đến từ những điều bạn ít ngờ tới như thói quen hút thuốc lá, lo âu, stress hay do tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh (như thuốc kháng histamine). Ngoài ra, bệnh phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “sa mạc hóa” này.
Giải pháp:
Để giải quyết sự mất cân bằng hàm lượng estrogen, bạn có thể sử dụng các loại kem estrogen (thoa trực tiếp vào âm đạo trước khi đi ngủ theo hướng dẫn của bác sỹ), viên đặt âm đạo estrogen (khoảng 2 lần/tuần) hoặc đặt vòng estrogen (để tránh rách màng trinh, bạn nên nhờ sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa).
Ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt, gan, thịt bò, nấm, sữa chua ít chất béo, rau bina, măng tây, quả mâm xôi.
Để giữ lửa “yêu”, đừng bỏ qua sự hỗ trợ của dung dịch bôi trơn. Nên chọn loại có nguồn gốc từ nước và không màu, không mùi, không vị. Theo PGS.TS. Vương Tiến Hòa, Chuyên gia sản khoa, Bệnh viện Phụ sản TƯ, “với dầu bôi trơn và thực phẩm chức năng hỗ trợ chống khô hạn không cần lo lắng về việc bị lệ thuộc thuốc. Mặt khác, nên chia sẻ với người bạn đời về vấn đề của mình để có sự cảm thông và tìm cách hòa hợp.”
7. Cuộc giao ban đau đớn
Bạn cần xác định rõ vị trí điểm đau để nhận diện nguyên nhân. Nếu đau ở cửa mình, có thể là vì một chút màng trinh vẫn còn sót lại gây cản trở cuộc giao ban. Nếu cửa mình đau kèm theo cảm giác bỏng rát khi sờ vào thì đó là dấu hiệu của viêm cửa mình do trong âm đạo chứa quá nhiều acid oxalic.
Nếu đau ở trong âm đạo và có cảm giác như chà bằng giấy ráp, 99% là dấu hiệu của nấm âm đạo. Càng đau ở sâu thì khả năng viêm nhiễm càng nặng hơn, có thể có viêm nhiễm ở bàng quang, tử cung, buồng trứng.
Theo Người Đưa Tin

Bình luận(0)