Có thể bị ung thư máu do phẫu thuật nâng ngực

Google News

(Kiến Thức) - Nhắc đến phẫu thuật nâng ngực nhiều người nghĩ đến nguy cơ ung thư vú hơn là ung thư máu. Đến cả bác sĩ cũng không nắm rõ về dạng ung thư này.

“Số lượng phụ nữ có nguy cơ ung thư máu đang tăng lên đáng kể vì cấy ghép ngực, một loại phẫu thuật mà phần đông đang coi nhẹ” – Đây là cảnh báo của một nhà chức trách y tế thế giới về một căn bệnh đang nổi lên.  

Mặc dù theo thống kê thì số người mắc bệnh ung thư vì cấy ghép ngực không phải là con số lớn nhưng số người thực tế mắc phải lên đến gấp 10 lần so với con số mà phụ nữ vẫn nghe nói tới. Điều đáng nói hơn cả là khi thực hiện cấy ghép ngực bệnh nhân thường không hề được nhắc nhở về nguy cơ này.

Co the bi ung thu mau do phau thuat nang nguc
Bệnh ung thư hạch bạch huyết chỉ được phát hiện tối thiểu 4 năm sau khi cấy ghép ngực. 

Ung thư hạch bạch huyết hay còn gọi là BIA-ALCL đã được ghi nhận ở 173 người trên toàn thế giới tính từ năm 2011 nhưng con số này thực chất chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm– một bác sĩ phẫu thuật ngực của NHS cho biết.

BIA-ALCL không phải là ung thư vú mà là một dạng ALCL, một loại ung thư phát triển trong dịch bạch huyết, một phần của hệ miễn dịch, luân chuyển khắp cơ thể và có thể tạo thành các khối u ứng.

Các trường hợp ghi nhận mắc ung thư hạch bạch huyết là phụ nữ ở độ tuổi từ 30 đến 60 và bệnh chỉ được phát hiện ít nhất là 4 năm sau khi phẫu thuật cấy ghép ngực. Kết quả siêu âm và sinh thiết của một bệnh nhân nữ người Anh cho thấy đã mắc ung thư loại này. Bệnh nhân này ngay lập tức đã điều trị bằng hóa trị nhưng không đáp ứng. Chỉ sau 4 tháng, khối u đã lan ra toàn bộ thành ngực và không thể phẫu thuật được. Bệnh nhân này cho biết “ngực sưng phồng và cảm giác như có thứ gì đó cháy bên trong, thậm chí không thể nâng cao tay lên để đánh răng chứ chưa nói gì đến nấu nướng và lái xe”.

BIA-ALCL là một dạng ung thư mới nên nhiều bác sĩ giỏi còn không nhận ra. Bệnh nhân nói trên đã phải thực hiện 7 chu trình điều trị bằng một loại thuốc sinh học có giá gần 300 triệu đồng có tên brentuximab, một loại thuốc mô phỏng hễ miễn dịch để tấn công và phá hủy tế bào ung thư. Mặc dù ung thư đã được đẩy lùi nhưng vẫn cần tiếp tục theo dõi và kiểm tra trong 5 năm tiếp theo đề phòng bệnh tái phát. 

Sau đây là nguyên nhân và cách phòng chống ung thư hạch bạch huyết (Nguồn: VTV).
Trang Anh (Theo DM)

Bình luận(0)