Cô gái lãnh nguyên lỗ thủng trên mặt vì bị nhện cắn khi ngủ

Google News

Các giống nhện nhà hầu hết không độc nhưng nước ta cũng không thiếu những loài nhện cực độc, chủ yếu sống trong vùng rừng rậm.

Ngay cả những loài nhện không độc thì vết cắn của nó cũng có thể gây dị ứng hoặc sốc phản vệ. Do đó, bạn nên học cách cấp cứu kịp thời khi bị nhện cắn.
Hoại tử mặt vì bị nhện cắn
Meghan Linsey là một thí sinh từng về nhì trong game show The Voice mùa thứ 8 tại Mỹ. Một đêm nọ, cô giật mình tỉnh giấc vì có cảm giác châm chích trên mặt. Sáng hôm sau, cô nhận ra mình đang cầm xác của một con nhện nâu trên tay, có lẽ cô đã giết nó trong giấc ngủ.
Co gai lanh nguyen lo thung tren mat vi bi nhen can khi ngu
Loài nhện nâu có độc đã cắn Meghan. 
Loài nhện nâu này là gì? Đó là con brown recluse spider độc nhất nhì trên thế giới, bên cạnh con nhện góa phụ đen (black widow). Khi nhận ra mình bị nhện cắn, cô đã ngay lập tức đến bệnh viện. Trong vòng 9 ngày, cô phải trải những cảm giác đau thần kinh nặng nề trên mặt, sưng phù, co cơ và ngứa ngáy khắp người. Sau 9 ngày thì chỗ vết nhện cắn bắt đầu hoại tử, để lại một lỗ trên mặt cô. May mắn đến lúc này cô đã tìm ra được phương pháp chữa bệnh cho mình, bao gồm 3 lần trị liệu bằng hít thở oxy 100% trong khoang kín. Sau đó cô phải dùng kem làm lành vết thương.
Co gai lanh nguyen lo thung tren mat vi bi nhen can khi ngu-Hinh-2
Diễn biến vết cắn trên mặt cô. 
Tử vong hoặc biến chứng do nhện cắn không phải là trường hợp hiếm. Vào năm 2014, cậu bé Keith Pierce ở Montana (Mỹ) đã bị một loại nhện độc cắn vào chân. Một tuần sau đó, chiếc chân bắt đầu gây đau đớn cho Keith đến mức bố mẹ phải đưa cậu đi cấp cứu. Keith có một vết thâm kỳ lạ, hình tròn và sưng tấy. Dù bố mẹ cậu khẳng định vết thương là do nhện cắn nhưng các bác sĩ lại bảo cậu bị ung thư. Hai ngày sau đó, bác sĩ phải phẫu thuật khẩn cấp cho Keith nhưng cậu bé vĩnh viễn không bao giờ tỉnh lại. Các giám định pháp y đã chỉ ra nguyên nhân tử vong do cậu bé bị nhiễm khuẩn nặng bởi biến chứng của nhện cắn.
Đừng chủ quan khi bị nhện cắn
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng là nơi sinh sống ưa thích của khá nhiều giống nhện. Chẳng hạn nhện lông hay còn gọi là nhện săn chim, thuộc họ nhện Theraphosidae từng được phát hiện tại Hà Tĩnh, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc. Đây là giống nhện độc, có nhiều lông bao phủ, kích thước có thể lên đến 9cm. Nhện lông rất hung hãn, sẵn sàng tấn công người hoặc động vật lớn khi bị đe doạ.
Nhện hùm hay còn gọi nhện đen thường sinh sống trong một số khu rừng ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, với sở thích săn nhện về làm dược phẩm hoặc thú nuôi, nhện hùm có thể sống ở một số khu vực khác. Kích thước nhện hùm có thể lên đến 15cm, lông lá tua tủa bao phủ khắp cơ thể. Loài nhện này thích ẩn nấp trong hang, rất hiếm khi cắn người.
Nọc của nhện lông hay nhện hùm đều rất độc, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tùy vào mức độ, nọc sẽ khiến cơ thể nạn nhân tê buốt, đau nhói kinh khủng. Nếu không được điều trị, vết cắn có thể bị nhiễm trùng, hoại tử, ảnh hưởng đến khả năng vận động nếu bị cắn ở chi. Nguy hiểm hơn, nếu bị cắn ở vùng mặt, vết thương có thể gây mất thẩm mỹ. Với một số trường hợp, nọc của nhện hùm có thể gây chết người nếu xảy ra sốc phản vệ.
Với những loài nhện thường, vết cắn không gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên, nếu không vệ sinh đúng cách cũng có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu không may để nhện đái vào mắt có thể gây tổn thương vùng mắt, sưng to, ảnh hưởng đến thị lực. Nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, hậu quả thường nặng và nghiêm trọng hơn.
Sơ cứu khi bị nhện cắn
Bước 1: Dùng nước lạnh và xà phòng để rửa sạch vùng da bị nhện cắn. Bước này sẽ giúp làm sạch vết thương và ngừa nhiễm trùng.
Bước 2: Dùng túi đá lạnh chườm lên vết cắn. Chườm khoảng 20 đến 30 phút để giảm cơn đau và giảm sưng.
Co gai lanh nguyen lo thung tren mat vi bi nhen can khi ngu-Hinh-3
 Khi bị nhện cắn, hãy ngay lập tức làm sạch vết thương và chườm đá.
Bước 3: Nhấc tay, chân bị nhện cắn lên cao. Bước này giúp giảm sưng tấy và giảm viêm.
Bước 4: Dùng Aspirin hoặc acetaminophen (Tylenol) để giảm các triệu chứng nhẹ của cơn đau.
Bước 5: Cố gắng giữ lại con nhện, ngay cả khi nó đã bị đập bẹp.
Bước 6: Theo dõi vết cắn trong 24 tiếng để đảm bảo các triệu chứng không nặng thêm. Qua vài ngày, vết sưng phải giảm và chỗ bị cắn phải bớt đau. Nếu các triệu chứng không giảm bớt, hãy gọi cho trung tâm trúng độc hoặc đến gặp bác sĩ.
Trong một số trường hợp, vết cắn do nhện không độc có thể gây phản ứng dị ứng. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn thấy khó thở, buồn nôn, co thắt cơ bắp, khó nuốt do bị thắt chặt cuống họng, đổ mồ hôi nhiều, choáng váng muốn xỉu...
Theo Minh Tâm/ TT&VH

>> xem thêm

Bình luận(0)