Cha mẹ làm gì để bảo vệ con trước bệnh ho gà

Google News

(Kiến Thức) - Gần đây bệnh ho gà bùng phát trở lại, với hàng loạt bệnh nhi mắc bệnh. Cha mẹ cần làm gì để chủ động phòng tránh, bảo vệ cho con?

Thời gian gần đây, dịch ho gà bùng phát mạnh một cách bất thường với hàng loạt bệnh nhi ở miền Bắc và Hà Nội nhập viện vì nhiễm bệnh. Thậm chí, tại Bệnh viện Nhi Trung ương còn có khu vực dành riêng cho bệnh nhi bị ho gà chờ khám bệnh.
Theo thống kê của ngành y tế, chỉ riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 55 trường hợp ho gà nhập viện trong đó cả 5 trường hợp đã tử vong. Các ca bệnh chủ yếu là trẻ dưới 3 tháng tuổi do không có miễn dịch từ mẹ và chưa được tiêm vacxin phòng bệnh.
Cha me lam gi de bao ve con truoc benh ho ga
Ảnh minh họa.  
Trước tình trạng bệnh ho gà diễn biến bất thường, mới đây Bộ Y tế đã có những cảnh báo về căn bệnh này, các cha mẹ cần lưu ý, trang bị để chủ động phòng tránh và bảo vệ con mình.
Dấu hiệu của bệnh ho gà
Ho gà có biểu hiện và triệu chứng rất dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có khả năng lây lan rất cao. Bệnh có thời gian ủ bệnh khá dài dài từ 1-2 tuần nên bạn thường khó nhận biết sớm. Đối với trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà, bệnh thường tiến triển nặng lên rất nhanh. Nếu trẻ sơ sinh tỉ lệ tử vong lên đến 90%.
Bệnh ho gà có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi nặng, viêm não, xuất huyết võng mạc, xuất huyết kết mạc mắt, rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác… Vì thế việc bạn phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng để giảm biến chứng, giảm nguy cơ tử vong.
Các biểu hiện bệnh ho gà
Bệnh ho gà có biểu hiện lâm sàng khá điển hình với những cơn ho dữ dội kéo dài và diễn biến qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Bệnh nhi ho nhiều về đêm kéo dài từ 1- 2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ. Ở giai đoạn này thường khó chẩn đoán bệnh.
Giai đoạn 2 toàn phát: Lúc này, bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa. Sau những cơn ho trẻ thường đỏ mặt hay tím tái thậm chí suy hô hấp. Đây là lúc trẻ bị bệnh nặng nhất và dễ có biến chứng, diễn biến xấu nhanh, nguy cơ nguy hiểm tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Cha me lam gi de bao ve con truoc benh ho ga-Hinh-2
 Tiêm vacxin đầy đủ có thể phòng bệnh ho gà hiệu quả. Ảnh: WHO.
Giai đoạn 3 của ho gà: Là giai đoạn hồi phục, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm và khỏi bệnh sau đó.
Cách phòng bệnh ho gà cho trẻ.
Bệnh ho gà hoàn toàn có thể phòng được đến 90% nếu được tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ đúng độ tuổi ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ cần phải cho con tiêm đủ các mũi theo quy định trong lịch tiêm chủng quốc gia để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất.
Ngoài ra, bạn cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly, đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Ngọc Nga (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)