Cảnh báo có thể hoại tử chi, mất chân vì nhiễm lạnh

Google News

Bỏng lạnh là trường hợp rất ít gặp, nhưng bỏng lạnh vô cùng nguy hiểm không kém gì bỏng do nhiệt độ cao. 

Nếu không kịp thời cứu chữa căn bệnh bỏng lạnh vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Chân loét vì bỏng lạnh
Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 63 tuổi, người dân tộc Thái (Nghi Xuân, Thanh Hóa) làm nông nghiệp.
Theo lời bệnh nhân ban đầu hai mu bàn chân hai bên xuất hiện những dát đỏ, hình mạng lười mu bàn chân hai bên, kèm theo tê bì nhẹ, 3 ngày sau chuyển sang tím đen, sưng nề và đau nhức, không sốt.
Bệnh nhân đã đi khám tại viện tim mạch vì nghi ngờ tắc mạch chi dưới nhưng bệnh viện tim mạch chuyển sang khoa da liễu Bệnh viện Bạch Mai.
Sau đó, bệnh nhân lại chuyển sang Bệnh viện Da liễu Quốc gia. Sau khi khám bác sĩ chẩn đoán ban đầu là viêm cơ cấp tính hoại tử hai chi dưới.
Tiền sử của bệnh nhân là cao huyết áp, uống rượu, nhai trầu. Cách đây 1 năm cũng vào khoảng thời gian này, bệnh nhân từng bị nổi dát đỏ và tê bì nhưng sau đó bệnh tự khỏi.
Khi vào bệnh viện khám, các bác sĩ đã phát hiện vết loét hoại tử dưới hạn rõ tiết dịch hôi ở mu hai bàn chân hai bên. Da lòng bàn chân đen, các đầu ngón chi thâm tìm, hoại tử khô và có dát đỏ rải rác ở cẳng chân, đùi, cẳng tay, mu tay.
Bác sĩ cho biết thời điểm bệnh nhân bị bệnh là cuối tháng 12, lúc đó thời tiết rất lạnh. Bệnh nhân lại ở miền núi, làm nông và hay để chân trần, cùng thời điểm này năm ngoái. Bệnh nhân cũng đã bị một lần tuy ở mức độ nhẹ hơn.
Bác sĩ thấy có hoại tử khô đầu chi, tiêu hủy xương trông khi đó phía trên lại phù nề. Cuối cùng trong buổi giao ban Bệnh viện, sau một hồi thảo luận các bác sĩ đã thống nhất chẩn đoán của bệnh nhân này là bệnh nhân bị bỏng lạnh do thời tiết.
Có thể hoại tử chi, mất chân vì nhiễm lạnh. (Ảnh minh họa). 
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng đã điều trị cho cháu bé 5 tuổi bị hoại tử hai chân do cháu bé mải chơi đi chân trần khi thời tiết lạnh giá. Khi bé đi chơi về (mặc quần ngắn, hai áo vải và không đi dép, nhiệt độ môi trường khoảng 5 - 10oC) thì xuất hiện đau hai bàn chân và cẳng chân dữ dội. Lúc này chân bé màu trắng, sau khi được mẹ rửa chân bằng nước ấm thì toàn bộ bàn chân và 1/2 dưới cẳng chân bên phải chuyển màu đỏ tím, khoảng 2 giờ sau, chân trái chuyển màu như chân phải.

Bé được đưa đến Bệnh viện đa khoa Mường Lát, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Thanh Hóa sau 2 ngày phát bệnh trong tình trạng toàn thân ổn định, hai bàn chân và 1/2 dưới cẳng chân sưng nề, đỏ tím. Sau 7 ngày, xuất hiện hoại tử đầu các ngón chân trái. Bệnh nhi được chẩn đoán hoại tử chi do nhiễm lạnh (bỏng lạnh độ 3, 4) và được điều trị tại phòng điều hòa nhiệt độ hai chiều.
Gia đình cho biết do nhà nghèo, không có điều kiện mua giầy tất cho cháu đi mùa đông nên vào đợt rét đậm kéo dài hồi đầu năm, cháu thường để chân trần đi chơi và đến trường như bao đứa trẻ vùng cao khác.
Bỏng lạnh thường bị coi nhẹ
Theo bác sĩ Lê Năm – nguyên Viện trưởng Viện Bỏng Quốc gia cho biết bỏng lạnh là một dạng bỏng ít gặp vì thế mà có rất nhiều người chưa biết về loại bỏng này.
Bỏng lạnh như tên gọi là loại bỏng do nhiệt độ lạnh gây ra. Bỏng lạnh thường gặp hơn ở vùng núi cao giá rét, hay những người làm việc trong các phòng lạnh.
Bình thường người ta không để ý vì bỏng lạnh ở cấp độ nhẹ hầu như nhiều người gặp ví dụ chạm vào đá, nước lạnh, ngăn đá tủ lạnh với triệu chứng ngứa và đau, vùng da bị tổn thương có thể chuyển màu đỏ hoặc vàng và mất cảm giác tạm thời.
Đây là cấp độ nhẹ nhất nên gần như không có nguy hiểm có người bỏng và mức độ phục hổi rất nhanh ngay sau sơ cứu
Bỏng lạnh do thời tiết còn nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao vì rất dễ biến chứng vào viêm phổi. Người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài mà bị bỏng lạnh thì thân nhiệt bị hạ thấp dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Theo Ngày nay

Bình luận(0)