Căng thẳng leo thang vì “Sống chung với mẹ chồng”

Google News

Không hiếm mẹ chồng nàng dâu trở nên căng thẳng chỉ vì lỡ cùng nhau xem bộ phim “Sống chung với mẹ chồng”.

Thấy chị em bàn tán về bộ phim nhiều quá, chị Hoài (Mỹ Đình, Hà Nội) cũng định bụng dành thời gian xem xem nó ra sao mà hấp dẫn đến thế. Tối đó chị sắp xếp công việc nhà thật sớm, rồi đến giờ lên ngồi xem với mẹ chồng.
Thật lòng chị cũng không thích ngồi xem cùng bà cho lắm bởi vì thường ngày cả hai cũng vốn đã không dễ chịu với nhau, nhưng lần này mẹ chồng chị lại đích thân rủ chị xem cùng. "Mày xem bộ phim này đi, hay lắm, nhiều cái để học đó". Chị vâng dạ để đấy từ bao lâu nay rồi. Nhưng lần này thấy cơ quan, các chị em "buôn" ghê quá, cũng khiến chị tò mò.
Cang thang leo thang vi “Song chung voi me chong”
Phim truyền hình "Sống chung với mẹ chồng" đang thu hút sự chú ý của khán giả. (Ảnh trong phim) 
Đến đoạn bà Phương, mẹ chồng trong phim, mắng con dâu Vân khiến cô tự ái mà bỏ bát đứng dậy thì mẹ chồng chị nói luôn: "Con dâu kiểu gì, mẹ chồng nói một câu mà đã đứng lên bỏ đi, đúng là không biết cư xử". Nghe thấy thế chị chột dạ. Bản thân chị không thế bao giờ nhưng nghe cách bình luận của mẹ chồng khiến chị cảm thấy "có gì đó sai sai".
Rồi đến đoạn, bà Phương, mẹ chồng trong phim, vào phòng con dâu Vân dọn dẹp thì mẹ chồng chị lớn tiếng "con dâu kiểu này rồi cũng cho ra khỏi nhà thôi chứ bẩn thỉu và lười biếng đến mức mẹ chồng phải dọn cho thì khiếp rồi". Nói rồi mẹ chồng chị quay sang hỏi chị "mà tao thấy các bà bảo là cuối phim bỏ nhau đúng không?", chị Hoài chỉ biết ậm ừ "con cũng chưa xem tập nào, con cũng ko để ý lắm mẹ ạ". "Xời không xem thì phí, tao chưa thấy phim Việt Nam nào hay như phim này". Thấy tình thế có vẻ "bất ổn", chị đứng lên lấy cớ còn chút việc và xin phép lên phòng riêng.
Nhớ lại về những tình tiết trong bộ phim Sống chung với mẹ chồng, chị tặc lưỡi "cần gì phải phim, sao mẹ không xem chính cuộc sống của mình đây này, có khi còn hơn cả trong phim", chị nghĩ mà lòng đầy ấm ức. Số là, vừa cưới, chưa kịp tận hưởng mật ngọt đầu hôn nhân, chị đã nếm vị nước mắt khi ở chung với nhà chồng.
Cưới được một tuần, Hoài đỏ mặt khi mẹ chồng gọi riêng ra nhắc: "Mẹ thấy thằng Tuấn trông không khỏe lắm, con liệu mà tiết chế chuyện vợ chồng đi, đừng có khiến nó lao lực". Tất cả nhất cử nhất động của Hoài đều được mẹ chồng chỉnh: "Chân cong thế kia mà cũng diện váy được", "Con cắt tóc à, thằng Tuấn nó chúa ghét con gái để tóc ngắn thế này", "Đi làm về không xuống nấu cơm luôn còn làm gì trên đó"...
Kể từ đó, quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong gia đình chị chưa bao giờ được yên ấm.
Cang thang leo thang vi “Song chung voi me chong”-Hinh-2
 Số là, vừa cưới, chưa kịp tận hưởng mật ngọt đầu hôn nhân, chị đã nếm vị nước mắt khi ở chung với nhà chồng. (Ảnh trong phim)
Chị Thu Trang (Thạch Xá, Hà Nội) cũng gặp cảnh tương tự khi lỡ "không may" xem chung phim "sống chung với mẹ chồng" cùng mẹ chồng. Bản thân chị và mẹ chồng đều yêu thích phim này, nhưng chị luôn tìm cách né bằng cách xem trên youtube. Nhưng có những tập gay cấn, chị chẳng thể chờ được phát lại nên lỡ ngồi xem cùng mẹ chồng. Hôm đó đến đoạn mẹ chồng vào phòng nàng dâu, chị đang hả hê đồng quan điểm với con dâu Vân (nhân vật trong phim) khi chỉ trích mẹ chồng vào phòng riêng, thì mẹ chồng chị quay ra bình luận:
"Con dâu thế này cũng kinh, ai đời trừng mắt lên với mẹ chồng như thế!". Nghe thế, chị sầm mặt. Tình huống này quá nhạy cảm vì nó giống hệt với những gì diễn ra trong cuộc sống mẹ chồng nàng dâu của nhà chị. Mẹ chồng chị cũng thường xuyên vào phòng cô kiểm tra rồi rồi phàn nàn: "Lười quá, có cái phòng bé tí mà không chịu dọn" rồi "sao sắm nhiều quần áo thế, phí tiền"... Có lần, thấy có vỉ thuốc đặt phụ khoa của cô, bà nói: "Con làm sao mà phải dùng thuốc này, bị từ bao giờ, có ảnh hưởng tới thằng Trung không...".
Dù ở thời đại nào, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu luôn được xem là vô cùng phức tạp. Cho đến bây giờ, khi xã hội có nhiều tiến bộ và phát triển hơn, mối quan hệ ấy cũng đã có nhiều thay đổi, nhưng xét đến cùng, về cơ bản, nó vẫn là một mối quan hệ phức tạp nhất, rối rắm nhất và nảy sinh nhiều mâu thuẫn nhất, khó xử nhất cho cả người trong cuộc và người bên ngoài. Khán giả tìm đến bộ phim dạng này không chỉ để theo dõi diễn biến đời sống, số phận của từng nhân vật mà còn là để tìm kiếm bài học ứng xử trong gia đình cho chính mình.
Theo chuyên gia tâm lý Trần Thị Hồng Hà, chuyên gia tư vấn tâm lý Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, cho biết, trong xã hội hiện đại, các ông bố bà mẹ chồng ngày càng có quan điểm tiến bộ và đối xử công bằng, văn minh với con dâu. Tuy vậy, không ít gia đình giữ quan niệm cũ, cho rằng nàng dâu là phải nhất mực theo nề nếp nhà chồng, phục vụ chồng và gia đình anh ta.
Nhiều người mẹ muốn uốn nắn con dâu phải làm mọi điều theo ý mình, nếu không được như ý thì khó chịu, cáu giận. Họ kiểm soát luôn con trai vì sợ con bị vợ chi phối. Nếu con trai có cuộc sống riêng, họ cảm thấy mình mất hết quyền lực.
Theo nhà tâm lý, trong mối quan hệ nhạy cảm này, người cần thay đổi đầu tiên chính là bà mẹ. Hãy xác định khi lấy vợ là con trai đã có cuộc sống độc lập, phải chăm lo cho gia đình riêng của mình. Hãy để con được tách mẹ và trở thành người đàn ông trưởng thành.
Theo Phương Nghi/GĐ&XH

>> xem thêm

Bình luận(0)