Bài thuốc dân gian trị tiêu chảy mùa hè ngay tại nhà

Google News

Để yên tâm về vệ sinh, các mẹ nên tự trồng một số loại rau củ ngay tại nhà để chữa trị tiêu chảy kịp thời cho bé.

Trong vài tuần gần đây, Số bệnh nhi đến khám, cấp cứu tại Bệnh viện Nhi T.Ư, các khoa nhi của bệnh viện đa khoa ở Hà Nội đều tăng cao.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp trong mùa hè do khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập cơ thể.
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, các kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm cho thấy có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy trên người như ngộ độc thực phẩm, vi khuẩn E.coli, khuẩn salmonela, khuẩn tụ cầu…
Bệnh tiêu chảy do E.coli gây ra thuộc loại tiêu chảy cấp, nếu không phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời thì bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Bệnh lây lan theo đường ăn uống do nước, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Khi vi khuẩn E.coli vào cơ thể gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ đau quặn, mót rặn và phân lỏng máu mũi.
Thời gian ủ bệnh từ 24 – 72 giờ, có thể sốt nhẹ, phân nhiều nước. Đặc biệt, vi khuẩn tả có thể được coi là hung thủ đáng sợ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ vì loại vi khuẩn này có độc lực rất mạnh. Thậm chí có thể khiến trẻ tử vong.
Vi khuẩn tả có thể được coi là hung thủ đáng sợ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa 
PGS.TS Trần Minh Điển cho biết thêm, mùa nóng thường gặp nhất là tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella. Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn khi ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn này và bị chúng xâm nhập vào niêm mạc ruột gây bệnh.
Thời gian ủ bệnh trung bình từ 12 – 36 giờ sau khi ăn. Khởi phát bệnh đột ngột sốt, đau bụng thượng vị hoặc quanh rốn, không mót rặn, tiêu chảy nhiều lần…Trường hợp nặng có rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch.
Các bậc phụ huynh cần phải hết sức lưu ý đặc biệt là với trẻ nhỏ bởi tiêu chảy mùa hè rất dễ tấn công các bé do sức đề kháng còn kém.
Chữa trị kịp thời
Trong trường hợp trẻ chỉ mất nước ở mức độ nhẹ (khát nhẹ, miệng khô, còn tiểu được…) thì cha mẹ có thể điều trị tại nhà với lưu ý bù nước và điện giải cho trẻ bằng cách pha Oresol cho trẻ. Tuy nhiên, cần pha đúng theo chỉ dẫn và uống theo nhu cầu của trẻ.
Mời quý độc giả xem video Những thực phẩm thường gặp nhưng rất độc (nguồn Youtube):
Theo Báo Phụ Nữ

Bình luận(0)