Chữa cao huyết áo, viêm khớp bằng cách tắm táp

Google News

(Kiến Thức) - Mỗi bệnh cần một cách ngâm tắm khác nhau, chẳng hạn để chữa cao huyết áp, cần tập trung vào đôi chấn, với các vị thuốc như đương quy, ngưu tất...

Chũa cao huyét áo, viem khóp bàng cách tám táp
 Ảnh minh họa.
Chị Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội) cùng nhiều bạn đọc viết thư thắc mắc về những trường hợp sốt cao lâu ngày được cho tắm để hạ sốt,  nhưng cũng có gia đình lại kiêng tuyệt đối. Vậy trong y học cổ truyền có các cách tắm nào giúp làm mát, hạ sốt và trị các bệnh khác không? 
Tắm thuốc là một phương pháp chữa bệnh độc đáo của y học cổ truyền  (YHCT) không chỉ giúp làm sạch cơ thể mà còn có tác dụng trị bệnh, được gọi là dược dục liệu pháp. 
Tùy theo phần thân thể ngâm trong dịch thuốc nhiều hay ít mà có cách gọi và cách chữa bệnh khác nhau gồm: Toàn thân dược dục nghĩa là ngâm toàn bộ cơ thể trong dịch thuốc từ 20 – 30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình để chữa bệnh nội khoa và da liễu. Bán thân dược dục: Ngâm nửa cơ thể trong dịch thuốc, để chữa các bệnh lý chi dưới như viêm khớp gối, viêm tắc động mạch chân, liệt bại hai chân... 
Cục bộ dược dục: Là cách ngâm chi thể hoặc một bộ phận của cơ thể trong dịch thuốc hoặc tiếp xúc với dịch thuốc nhiều lần để làm đẹp (ở mặt) hoặc ở chân để chữa như nấm chân, ra mồ hôi lòng bàn chân, bỏng bàn chân, bong khớp cổ chân, viêm xương gót, viêm khớp, viêm dây thần kinh, tê bì chi dưới, viêm tắc động mạch, các bệnh ngoài da ở hai chân...
Sốt cao: Sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh, nhưng sốt sẽ trở nên bất lợi khi thân nhiệt quá cao hoặc sốt kéo quá dài ngày. Khi sốt cao, đã được uống thuốc, bồi phụ đầy đủ dịch thể và điện giải nhưng thân nhiệt vẫn không giảm: Liên kiều, hoàng cầm, hoắc hương, khương hoàng, cát căn, câu đằng mỗi thứ 15g, bồ công anh 50g, sinh thạch cao 50g, đại hoàng 10g. Tất cả sấy khô, tán vụn, cứ lấy 5g bột thuốc hoà với 300 - 500ml nước sôi, chế thêm nước lạnh cho đủ độ ấm rồi ngâm tắm, mỗi ngày 2 lần. Chuyên dùng để thanh nhiệt hạ sốt cho người bệnh sốt cao. Hoặc sài hồ, kinh giới, tía tô, bạc hà mỗi thứ 20 - 50g, sắc trong 5 phút rồi bỏ bã, chế thêm nước lạnh, dùng khăn mềm thấm dịch thuốc lau toàn thân trong 15 phút. Chuyên dùng người sốt cao do ngoại cảm.
Chữa cao huyết áp: Từ thạch, thạch quyết minh, đẳng sâm, hoàng cầm, đương quy, tang chi, chỉ xác, ô dược, mạn kinh tử, bạch tật lê, bạch thược, đỗ trọng sao, ngưu tất, mỗi thứ 6g, độc hoạt 18g. Tất cả sắc kỹ lấy nước ngâm chân trong 60 phút.
Chữa viêm khớp: Chế xuyên ô 10g, chế thảo ô 10g, tế tân 10g, ý dĩ 50g, đan bì 15g, xích thược 15g, dây đau xương 20g, nhũ hương 15g, một dược 15g, hồng hoa 15g, hoàng bá 15g, thương truật 15g. Nếu đau nhiều tăng liều chế xuyên ô, nếu chi thể co quắp gia thư cân thảo, nếu sưng nóng đỏ nhiều gia bội hoàng bá, nếu chi dưới sưng nền gia thêm ngưu tất. Tất cả sắc kỹ lấy nước ngâm rửa, nếu sưng nhiều hơn nóng thì xông hơi thuốc 15 phút rồi rửa nước thuốc và đắp bã lên chỗ đau, nếu nóng nhiều hơn sưng thì dịch thuốc để nguội bớt rồi ngâm chừng 20 – 30 phút. Mỗi ngày 1 – 2 lần, 20 ngày là 1 liệu trình.
Viêm mạn tính tiền liệt tuyến: Xuyên ô đầu, thảo ô đầu và tế tân mỗi thứ 20g, bạch chỉ, nhũ hương, một dược, tô mộc và tạo giác thích mỗi thứ 15g, ngải diệp và quế chi mỗi thứ 30g. Tất cả sắc với 3 lít nước lấy 1,5 lít rồi ngâm rửa phần âm bộ trong 20 – 30 phút, mỗi ngày 2 lần, mỗi thang dùng 2 lần, 3 thang là một liệu trình.
Mày đay: Phòng phong 20g, ngải diệp 20g, khổ sâm 30g, sinh địa khô, kinh giới 20g, bạch tiên bì 20g, sà sàng tử 20g. Các vị sắc kỹ lấy nước, để nguội bớt còn chừng 50 – 60 độ C là được, tắm ngâm bộ phận bị bệnh trong 20 – 30 phút.
Thực tế cho thấy, dược dục liệu pháp có tính an toàn rất cao và hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi thực hành vẫn nên chú ý: Những người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, suy mạch vành, u mạch máu, suy tim, tiền sử đã bị nhồi máu cơ tim, cơ địa dễ xuất huyết không nên tắm ngâm toàn thân trong dịch thuốc có nhiệt độ trên 39oC. Phụ nữ đang hành kinh và người bị dị ứng với dịch thuốc thì không nên tắm. Trước và sau bữa ăn ít nhất 30 phút không nên tắm ngâm toàn thân. Không nên tắm trước khi đi ngủ và tránh ngâm quá lâu, mùa đông cần đề phòng cảm lạnh.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

>> xem thêm

Bình luận(0)