Vị hoàng đế dùng mưu hèn kế bẩn để cướp con dâu làm thiếp

Google News

Cũng vì lẽ ấy, có không ít những vị hoàng đế đã cậy vào quyền lực tột đỉnh của mình mà gây ra những chuyện loạn luân tai tiếng tới cả ngàn năm...

Khi có trong tay những quyền lực nhất định, con người ta thường khó có thể kiềm chế được những dục vọng tầm thường của bản thân.

Các vị Hoàng đế càng không phải ngoại lệ, nhất là khi họ được coi "con trời", là vị chúa tể của thiên hạ, sở hữu đến cả những hàng ngàn mỹ nhân những vì sự tham lam của con người họ vẫn có thể làm lên chuyện tày đình.

Cũng vì lẽ ấy, có không ít những vị Hoàng đế đã cậy vào quyền lực tột đỉnh của mình mà gây ra những chuyện loạn luân tai tiếng tới cả ngàn năm...

Ông vua trăm mưu ngàn kế cưỡng đoạt con dâu

Sở hữu tam cung lục viện với bạt ngàn những mỹ nữ, vì vậy, chuyện loạn luân thường xảy ra nhất trong chốn hậu cung của các Hoàng đế cổ đại Trung Quốc có lẽ là chuyện cha cướp vợ của con. Coi mình là "con trời", là kẻ thống trị và sở hữu cả thiên hạ, thành ra, một khi các vị Hoàng đế đã "vừa mắt" thì họ bất chấp tất cả để có thể đưa những cô con dâu xinh đẹp vào cung hầu hạ.

Tuy nhiên, vào thời phong kiến, việc "sủng hạnh" con dâu là việc không lấy gì làm vẻ vang và phù hợp với luân thường đạo lý. Do vậy, để có thể chiếm đoạt được người đẹp, các Hoàng đế cũng phải tìm đủ trăm phương ngàn kế.

Ông vua dùng “trăm ngàn mưu kế” để cướp đoạt con dâu làm thiếp
Ảnh minh họa Sở Bình Vương

Từ thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, đã có những vị quân vương vì người đẹp mà sẵn sàng giết chết cả con trai ruột của mình.

Người đầu tiên chính là Sở Bình Vương, ông vua của nước Sở. Vì muốn kết thân với nước Tần khi đó đang rất mạnh, Sở Bình Vương mới sai sứ giả mang vàng bạc sang hỏi công chúa nước Tần là Mạnh Doanh cho Thái tử Kiến, con trai của mình.

Khi sứ giả trở về, Sở Bình Vương hỏi: "Nhà người đã trông thấy mặt công chúa chưa? Nhan sắc thế nào?" Vị quan trả lời: "Mắt thần nhìn gái đẹp đã nhiều nhưng chưa từng thấy ai đẹp như nàng Mạnh Doanh. Trong cung nước Sở chẳng có ai sánh kịp đã đành, ngay những trang tuyệt sắc ngày xưa như Đắc Kỷ, Ly Cơ e rằng cũng chỉ là tiếng đồn mà thôi, chứ so ra thì nàng Mạnh Doanh đẹp muôn phần họ chưa chắc đã được một". Nghe vị quan nói vậy, Sở Bình Vương buồn rầu rồi than rằng: "Ta làm vua làm gì cho uổng. Không được gặp người đẹp ấy cũng phí một đời".

Nghe thấy Sở Bình Vương than thở như vậy, vị quan nọ mới bày cách cho vua khi đón nàng Mạnh Doanh về nước Sở thì đưa thẳng vào hậu cung của mình rồi dùng một cô gái khác mạo danh là Mạnh Doanh đưa vào cung của thái tử Kiến. Thái tử Kiến chưa bao giờ gặp công chúa Mạnh Doanh vì vậy chắc chắn sẽ không biết việc này. Mặc dù cũng thấy chuyện đánh tráo vợ của con này không hợp với luân thường, nhưng vì muốn sở hữu người đẹp, Sở Bình Vương quyết định nghe theo lời của tên cận thần.

Ông vua dùng “trăm ngàn mưu kế” để cướp đoạt con dâu làm thiếp
Ảnh minh họa người "con dâu" tuyệt sắc khiến Sở Bình Vương phải cướp đoạt

Sợ thái tử Kiến phát hiện chuyện đánh tráo nên từ khi có được người đẹp Mạnh Doanh, Sở Bình Vương cấm tiệt không cho phép thái tử tùy tiện vào cung. Sau đó, vẫn sợ mọi chuyện sẽ bại lộ, Sở Bình Vương mới sai thái tử Kiến đi trấn giữ tận vùng biên ải xa xôi. Còn hoàng hậu, mẹ thái tử Kiến bị Sở Bình Vương phế bỏ rồi lập nàng Mạnh Doanh xinh đẹp lên làm hoàng hậu.

Cô con dâu xinh đẹp là Mạnh Doanh không biết là bị đổi chồng nhưng chẳng hiểu vì chuyện gì khuôn mặt lúc nào cũng buồn rầu. Sở Bình Vương không đành lòng nhìn người đẹp mày châu ủ rột mới hỏi rõ nguồn cơn thì nàng đáp: "Thiếp vẫn mơ tưởng lấy chồng thì vợ chồng vừa đôi phải lứa với nhau. Khi vào cung thiếp mới biết bệ hạ đã nhiều tuổi. Thiếp không dám oán bệ hạ, chỉ hận là mình sinh sau đẻ muộn quá!" Nhà vua nghe xong nói: "Ta dù già nhưng nàng lấy được ta thì được làm chánh hậu sớm đến mấy năm".

Nghe thấy lạ, Mạnh Doanh mới dò hỏi các cung nữ mới biết chuyện đánh tráo con dâu của Sở Bình Vương. Mạnh Doanh buồn rầu cứ khóc thầm mãi. Về sau, Sở Bình Vương hứa sẽ lập con trai nàng làm thái tử, nàng mới nguôi dần. Tuy nhiên, để lập con của Mạnh Doanh làm thái tử, Sở Bình Vương buộc phải phế bỏ ngôi vị thái tử của Thái tử Kiến. Thế là, Sở Bình Vương để chiều lòng người đẹp và có lẽ cũng để khỏi ngượng mặt với đứa con bị mình cướp mất vợ nên đã gán cho Thái tử Kiến tội làm phản, cho người truy sát khắp nơi rồi giết chết.

Cuộc hỗn chiến giết 3 anh ruột cướp ngôi báu

Không những là kẻ độc ác giết con ruột để “nịnh” mỹ nhân mà vốn trước đây Sở Bình Vương để lên ngôi báu đã không từ thủ đoạn giết chết 3 người anh ruột của mình.

Khi vua cha Cung vương còn sống, Hùng Khí Tật vẫn ít tuổi. Ông bắt đầu tham dự chính trường nước Sở từ thời vua anh Linh vương – người cướp ngôi của con Khang vương (anh cả) là Giáp Ngao năm 541 TCN.

Năm 534 TCN, nước Trần có loạn, các công tử tranh nhau ngôi vua, thế tử Yển Sư bị giết. Sở Linh vương nghe tin bèn sai công tử Khí Tật mang quân đánh nước Trần, với danh nghĩa giúp con công tử Yển Sư là Công Tôn Ngô để diệt vua mới nước Trần là Trần Lưu.

Trước sức tấn công của Khí Tật, Trần Lưu bỏ chạy sang nước Trịnh. Tháng 9 năm đó công tử Khí Tật nước Sở tiến vào đánh chiếm nước Trần. Sở Linh vương diệt nước Trần, biến thành ấp nước Sở. Sử ký chép Sở Linh vương phong Khí Tật làm Trần công cai trị nước Trần, còn Tả truyện ghi người được giao trị đất Trần là Xuyên Phong Thú.

Năm 533 TCN, công tử Khí Tật theo lệnh của Sở Linh vương, đi thiên đô nước Hứa sang đất Di.

Sở Linh vương lại muốn can thiệp vào nước Sái, do việc Sái Linh hầu giết cha cướp ngôi. Năm 531 TCN, Sở Linh vương dụ Sái Linh hầu đến hội ở đất Thân rồi giết chết, sau đó lại phái công tử Khí Tật mang quân đánh nước Sái. Thế tử Ẩn nước Sái cố thủ trong thành. Tháng 11 năm đó, Khí Tật hạ được nước Sái, giết thế tử Ẩn, diệt nước Sái, được Sở Linh vương lệnh làm Sái công cai trị đất Sái.

Sở Linh vương muốn làm bá chủ, dùng binh liên miên khiến người trong nước oán thán. Người các nước Trần, Sái bị diệt cũng muốn phục quốc.

Năm 530 TCN, nhân lúc Sở Linh vương đi đánh nước Từ, quân lính bị khổ ải vì thời tiết lạnh giá và oán hận, Sái công Khí Tật cùng 2 người anh là công tử Bỉ, công tử Hắc Quang định làm chính biến để lập công tử Bỉ làm vua. Một người phục vụ cho Linh vương, vốn là người nước Sái từng có thù với Linh vương là Quan Tòng có ý định khôi phục nước Sái, bèn bàn với Sái công Khí Tật, sẽ giúp Khí Tật lật đổ Sở Linh vương nếu Khí Tật trả lại nước Sái. Khí Tật đồng tình.

Ba công tử Bỉ, Hắc Quang và Khí Tật dựa vào quân nước Sái, nước Trần cũ, hẹn phục quốc cho họ, lại huy động các họ quý tộc nước Sở ở Bất Lang, đất Diệp và quân nước Hứa để cùng đánh vào Sính đô. Quân Trần và quân Sái hăng hái giúp Sái công Khí Tật đánh thành. Tướng nước Sở là Chính Bộc ngả theo phe công tử Bỉ, bèn giết chết thái tử Lộc và người con thứ của Sở Linh vương là công tử Bãi Dịch.

Sính đô bị hạ, công tử Bỉ được tôn làm vua mới, tức là Sở vương Bỉ, phong Hắc Quang làm Lệnh doãn, Khí Tật làm Tư mã. Vua Sở mới sai Quan Tòng đến Can Khê báo cho quân Sở Linh vương biết việc chính biến để dụ họ bỏ trốn. Quân Sở nghe trong nước có biến, lại oán Sở Linh vương, nên cùng nhau bỏ trốn. Không lâu sau đại quân Sở tan vỡ. Sở Linh vương đơn độc, biết không thể cứu vãn ngôi vua, bèn tự vẫn.

Biết ý Khí Tật có chí làm vua Sở, Quan Tòng khuyên Sở vương Bỉ giết ông, nhưng Sở vương Bỉ không nỡ. Quan Tòng bèn bỏ đi.

Công tử Khí Tật muốn trừ nốt Sở vương Bỉ và công tử Hắc Quang để giành ngôi, bèn lập kế đánh lừa. Trong khi Sở vương Bỉ chưa biết tin tức của Sở Linh vương thì Khí Tật giả cách mang quân đi đánh Sở Linh vương. Nghe tin quân Linh vương đã tan rã, Khí Tật bèn bí mật quay trở về Sính đô, sai người chạy vào thành phao tin mình thua trận bị Sở Linh vương giết chết, vua cũ Linh vương sắp trở về.

Sở vương Bỉ quá kinh hãi, bèn cùng Lệnh doãn Hắc Quang tự vẫn. Công tử Khí Tật tiến vào Sính đô lên làm vua, tức là Sở Bình vương.

Theo Khỏe & Đẹp

Bình luận(0)