Nghi lễ an táng cổ xưa đặc biệt của người Indonesia

Google News

Nhìn vào bộ xương của chị chồng, dù hoảng sợ nhưng Yosefina Tumanan, cư dân ở vùng Toraja, thuộc đảo Sulawesi của Indonesia, vẫn rất xúc động nói: “Chị trông thật đẹp!”.

Nghi le an tang co xua dac biet cua nguoi Indonesia
Một người viếng mộ người đã mất trong nghi lễ "Ma'nene" của Indonesia. 
Theo Reuters, chị chồng của cô Yosefine đã mất cách đây 6 năm. Cuộc viếng thăm của gia đình cô Tumanan là một phần trong nghi thức cổ xưa của người Toraja có tên gọi "Ma'nene". Những người còn sống đi thăm mộ của các thành viên trong gia đình đã qua đời, lau sạch xương cốt của người đã mất và để vào quan tài thêm vài đồ dùng cá nhân.
Reuters dẫn lời Tumanan cho hay: “Mặc dù chị ấy đã không còn về mặt thể xác nhưng chúng tôi vẫn còn một mối liên hệ”. Trong khi Tumanan đang nói chuyện với phóng viên của Reuters thì nhiều gia đình khác đang tụ tập tại Loko'mata, một tảng đá khổng lồ trong một thung lũng mù sương, nơi đang chứa hài cốt của hàng chục người.
Nghi le an tang co xua dac biet cua nguoi Indonesia-Hinh-2
Thi thể và quan tài của người đã mất được đưa xuống dưới để làm sạch và bổ sung thêm đồ dùng trong lễ viếng mộ "Ma'nene". 
Tumanan cho biết thêm: "Đây là cơ hội để cả gia đình đến thăm và bày tỏ tình yêu với người đã khuất". Cô cho hay, nghi thức này cũng giống như một dịp đoàn viên mỗi năm.
Người dân ở Tana Toraja hay "vùng đất của Toraja", chủ yếu là người Kitô giáo, nhưng họ vẫn theo truyền thống cổ xưa, truyền thống tin tưởng vào linh hồn. Đối với người Toraja, cái chết chỉ là một sự chia tay giữa người sống và người đã chết.
Trên đây là "Ma'nene", một lễ viếng mộ, còn "Rambu Solo" là lễ an táng.
Theo phong tục của người Toraja, người chết được ướp xác và được đặt trong những quan tài trang trí trang trọng. Thi hài của người chết có thể được đặt trong nhà vài tháng, thậm chí vài năm trước khi được làm tang lễ và mai táng.
Nghi le an tang co xua dac biet cua nguoi Indonesia-Hinh-3
Một người phụ nữ ôm thi thể người thân đã mất cách đó hơn một năm. 
Trong thời gian đó, những người còn sống nói chuyện với người quá cố, cho họ ăn uống, họp mặt gia đình như thể họ vẫn còn sống.
Khi tất cả các thành viên trong gia đình đã tụ tập đầy đủ, có đủ tiền để mua trâu, lợn, tang lễ có tên gọi "Rambu Solo" được tổ chức. Cả làng được mời tham dự nhằm thắt chặt mối quan hệ xã hội.
Những chiếc quan tài cũng được sơn màu đỏ tươi và màu đỏ son, được nhồi với quần áo và các đồ dùng cá nhân. Quan tài sẽ được đặt trong những hốc đá được đục từ một khối đá nguyên khối ở trên núi.
Ngôi mộ có thể ở cao tới mức bằng tòa nhà ba tầng. Cần tới 3-6 tháng để đục những ngôi mộ như vậy.
Renolt Patrian, một sinh viên 21 tuổi đang học khai thác mỏ cho hay, việc giữ truyền thống trên cho các thế hệ tương lai là một trách nhiệm quan trọng. Anh nói: "Khi tôi có việc làm và kiếm được tiền, tôi cũng sẽ không bỏ truyền thống này".
Nghi le an tang co xua dac biet cua nguoi Indonesia-Hinh-4
 Một người đàn ông đang đứng cạnh mộ của người thân đã mất.

Nghi le an tang co xua dac biet cua nguoi Indonesia-Hinh-5
 Thi thể của một người đang được đưa xuống để làm lễ ""Ma'nene".

Nghi le an tang co xua dac biet cua nguoi Indonesia-Hinh-6
Trong lễ mai táng, gia đình có người đã khuất sẽ thịt lợn, trâu để mời người trong làng. 

Nghi le an tang co xua dac biet cua nguoi Indonesia-Hinh-7
Phải mất từ 3 tới 6 tháng để đục xong những ngôi mộ nằm ở rất cao này. 

Nghi le an tang co xua dac biet cua nguoi Indonesia-Hinh-8
 Người đã khuất đang được đưa về "nơi an nghỉ cuối cùng".
Theo Phạm Khánh/ Infonet.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)