Ly kỳ chuyện gà mất đầu vẫn sống thêm 1,5 năm mới chết

Google News

Không những sống khỏe sau khi bị chặt đầu, chú gà không đầu này còn đi lưu diễn gần xa và nổi tiếng trên khắp nước Mỹ.

Tháng 9/1945, Lloyd Olsen và vợ là Clara bắt một đàn gà trong trang trại ở Fruita, Colorado để làm thịt. Như thường lệ, Olsen sẽ chặt đầu gà trong khi vợ ông lo phần làm lông.
Mọi chuyện diễn ra như bình thường cho tới khi Olsen phát hiện 1 trong 50 con gà mà mình vừa chặt đầu bằng rìu có phản ứng lạ. Nó không những không chết mà còn nhỏm dậy, chạy loanh khắp vườn.
Tưởng rằng chú gà chỉ có thể cầm cự được vài giờ, Olsen đặt nó bên trong một cái hộp để ở trang trại. Nhưng sáng hôm sau, cả ông và vợ đều không khỏi bất ngờ khi phát hiện con gà vẫn còn sống.
Ly ky chuyen ga mat dau van song them 1,5 nam moi chet
Chú gà Mike nổi tiếng. 
Ban đầu, câu chuyện về chú gà không đầu này chỉ được người dân địa phương truyền tai nhau. Nhưng chẳng mấy lâu sau, nó đã trở nên nổi tiếng trên khắp nước Mỹ. Báo giới cũng vào cuộc, nhiều trang tin lớn nhỏ cử phóng viên tới phỏng vấn Olsen về chú gà không đầu có tên Mike của ông.
Biết chú gà của mình được đặc biệt chú ý, Olsen đưa chú gà Mike đi trình diễn trên khắp nước Mỹ. Hành trình này thậm chí còn được bà Clara ghi lại cẩn thận trong một cuốn sổ được lưu giữ cho đến ngày nay.
Những chuyến lưu diễn dài ngày cũng khiến sức khỏe của Mike không còn được đảm bảo. Nó thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe khi chất nhầy ở phần khí quản tiết ra khá nhiều gây ngạt thở. Đến năm 1977, khi đang lưu diễn ở Phoenix, Arizona, Mike qua đời vì do chết ngạt bởi ông Olsen và vợ không kịp hút dịch trong cổ con gà vì để quên xi lanh.
Mặc dù vậy, việc một chú gà mất đầu có thể duy trì sự sống trong 1 năm rưỡi cũng khiến giới khoa học khi đó xôn xao.
Theo Tiến sĩ Tom Smulders, chuyên gia về gà tại Trung tâm Hành vi và tyiến hóa của Đại học Newcastle, việc Mike sống mà không có đầu là điều không quá khó giải thích nhưng khá ngạc nhiên là nó không bị chảy máu tới chết.
"Nhát rìu của ông Olsen lấy đi phần mỏ, mặt, 2 mắt và tai của Mike. Nhưng có thể chỉ 80% khối lượng bộ não cũng như các dây thần kinh điều khiển các chức năng cơ bản con gà như nhịp tim, thở, cảm giác đói, và tiêu hóa gần như còn nguyên vẹn", ông Smulders phân tích.
Nhiều người sau đó cũng cố gắng tạo ra những bản sao của Mike nhưng không thành công. Ngay cả chủ nhân của nó là ông Olsen cũng từng mang nhiều con gà ra làm vật thí nghiệm với hi vọng có thể lặp lại kỳ tích nhưng cũng không thành.
Người ta cho rằng, rất khó để tạo ra một Mike thứ 2 bởi vết chém khi đó là quá hoàn hảo và một cục máu đông xuất hiện kịp thời đã giúp con gà không bị mất máu.
Theo Song Hy/VTC News

>> xem thêm

Bình luận(0)