Lý giải cảm giác bị theo dõi

Google News

Các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để tìm ra lời lý giải cảm giác bị theo dõi...

Thi thoảng bạn sẽ có cảm giác bị theo dõi, dù rằng đang ở một mình. Các nhà khoa học đã tìm ra đáp án cho bí ẩn lạ lùng này. Nghĩ xem nào, có phải đôi khi, dù ở một mình hay những nơi công cộng, bạn đột nhiên cảm thấy có ai đó đang chăm chú quan sát bạn. Và tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng tìm ra người đó! Vậy thì cảm giác này đến từ đâu? Có phải là sự đánh lừa của não bộ?
Ly giai cam giac bi theo doi
 
Mắt chúng ta nhận thức hình ảnh như thế nào?
Xét về khía cạnh thị giác, khi chúng ta quan sát vật gì đó, tín hiệu hình ảnh sẽ đi đến vỏ não thị giác của bạn và sau đó não bộ sẽ ghi nhận lại nhận thức đã nhìn thấy hình ảnh đó trực tiếp. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn có nhiều trường hợp khác. Sau khi hình ảnh tới mắt, chúng sẽ di chuyển đến ít nhất 10 vùng não khác nhau vời các chức năng chuyên biệt. Trong đó, vùng vỏ não thị giác nằm phía sau trung tâm não bộ, liên kết với thái dương là khu vực xử lí hình ảnh thành những phân cảnh chứa màu sắc, chất liệu, không gian ba chiều, tạo thành nhận thức thị giác. Tuy nhiên, các bộ phận còn lại của não cũng đóng vai trò khác trong việc xử lý thông tin. Chúng thậm chí có thể làm việc từ xa ngay cả khi chúng ta không nhận thức trực tiếp các thông tin đó. Vậy cơ chế này tác động thế nào đến cảm giác bị theo dõi?
Mù vỏ não
Một nghiên cứu mới trên những người sống sót sau chấn thương thần kinh có thể làm sáng tỏ những cơ chế này. Khi tai nạn gây tổn thương vỏ não thị giác, khả năng nhìn của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo. Nếu toàn bộ vỏ não thị giác bị ngưng hoạt động, toàn bộ nhận thức về hình ảnh chủ động sẽ biến mất trở thành hiện tượng các nhà thần kinh học gọi là "mù vỏ não". Nhưng, không giống như việc mất thính giác, các phần vỏ não không liên quan đến vỏ não thị giác vẫn hoạt động bình thường. Mặc dù bạn không thể có được ấn tượng chủ quan về trải nghiệm hình ảnh vì vỏ não thị giác bị tê liệt, bạn vẫn có thể phản ứng lại các thông tin hình ảnh qua các vùng não khác.
Trong một báo cáo khoa học đăng tải năm 1974, nhà nghiên cứu Larry Weiskrantz đặt ra thuật ngữ "blindsight" (thị lực mù) để mô tả trạng thái ý thức mong manh này. Cụ thể, trong trạng thái này, mặc cho vỏ não thị giác bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân vẫn có thể nắm bắt chính xác những đồ vật mà họ không nhìn thấy. Những bệnh nhân này họ không thể đọc sách, xem phim hay bất cứ hoạt động nào quá chi tiết nhưng khả năng phán đoán các vật dụng thì có độ chính xác đến ngạc nhiên. Đối với những bệnh nhân này, các vùng vỏ não khác đã làm việc tích cực để giúp họ nhận biết ánh sáng, cung cấp thông tin về bối cảnh hình ảnh, cảm xúc của khuôn mặt và những chuyển động một cách lờ mờ.
Gần đây, một nghiên cứu sâu được tiến hành một bệnh nhân “mù vỏ não” làm rõ hơn vấn đề này. Alan J Pegna thuộc Bệnh viện Đại học Geneva, Thụy Sỹ, và nhóm nghiên cứu đã làm việc với một người đàn ông gọi là TD (mã nghiên cứu nhằm không tiết lộ danh tính). TD là một bác sĩ đã và vỏ não thị giác bị hủy hoại sau một cơn đột quỵ và gặp tình trạng “mù vỏ não”. Số lượng bệnh nhân gặp tình trạng này vốn rất hiếm nên TD được tham gia vào một chuỗi các thí nghiệm nhằm kiểm tra khả năng cảm nhận hình ảnh. Các nhà nghiên cứu cho TD "quan sát" các bức ảnh về khuôn mặt, một số nhìn chằm chằm người xem, một số khuôn mặt ánh mắt nhìn về hướng khác. Chuyên gia sử dụng máy quét fMRI để đo lường các hoạt động của não. Kết quả, mặc dù TD không đoán đúng phần lớn kiểu hình ảnh nhưng các chuyên gia nhận thấy vùng hạch hạnh nhân (amygdala) bị kích thích khi ông quan sát những bức hình có người nhìn trực diện vào mình. Đây là vùng não giúp chúng ta xử lý các dạng cảm xúc, đồng thời chịu trách nhiệm nhận diện gương mặt người.
Thực tế, vỏ não thị giác vẫn là bộ phận quan trọng nhất để xử lí hình ảnh chi tiết và mang lại trải nghiệm “nhìn thấy” cho con người. Nhưng các nghiên cứu đưa ra giải thiết hạch hạnh nhân có thể là bộ phận đưa ra những tín hiệu cảm giác về não bộ trung ương về việc có ai đó đang theo dõi chúng ta khi vỏ não thị giác bị tê liệt. Nghiên cứu này vẫn cần đào sâu hơn nữa để đưa ra một lý giải cụ thể nhất.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra một số lý giải khác
Đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Khi chúng ta quay lại vì cảm nhận có ai đó, một người trong tầm nhìn cũng vô tình cảm nhận được sự quay lại nên vô tình họ nhìn vào ta. Mặt đối mặt, lại thêm tưởng tượng, chúng ta sẽ chắc chắn đang bị theo dõi.
Một lời giải khác là sự xuất hiện của một số dấu hiệu cảnh báo bạn về sự hiện diện của một người khác mà chúng ta không để ý. Ví dụ như hình ảnh phản chiếu rất nhỏ trong tầm mắt của bạn. Hoặc đơn giản là một tiếng động thoáng qua mà thôi.
Hay theo nghiên cứu vào năm 2013 do Đại học Sydney thực hiện cho thấy não bộ luôn có một cơ chế tự vệ. Theo đó, nếu các thông tin thị giác trả về không đầy đủ, não bộ sẽ tự giả định cảm nhận được việc có người theo dõi.
Suy cho cùng, sẽ cần thêm một thời gian nữa để chúng ta có một lời giải hoàn chình. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học đây chắc chắn không phải hiện tượng siêu nhiên mà do sự điều hành của não bộ tạo ra hệ thống hình ảnh vô thức trên môi trường xung quanh thôi! Đừng quá lo lắng mà thần hồn nát thần tính!
Theo Bùi Bảo Uyên/Khám phá

>> xem thêm

Bình luận(0)