Có thể dự báo “thảm họa” hàng không 2015?

Google News

(Kiến Thức) - Năm 2014, các vụ máy bay tử nạn liên tiếp xảy ra đã phủ một bóng đen tang tóc, gây nỗi kinh hoàng với hàng triệu người dân. 

Năm 2014, các vụ máy bay tử nạn liên tiếp xảy ra đã phủ một bóng đen tang tóc, gây nỗi kinh hoàng với hàng triệu người dân. Vậy một câu hỏi lớn được đặt ra, liệu có thể dự báo trước những chuyến bay tử nạn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy trở lại những vấn đề lớn của nhiều sự kiện đã xảy trong lịch sử.
Những lời sấm truyền 
Ở Việt Nam vào thời kỳ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, sau đó bị thế lực nhà Trịnh, giao tranh, dồn ép nhà Mạc chạy khỏi Kinh thành Thăng Long. Còn thế lực nhà Trịnh ngày càng hùng mạnh, vươn lên chèn lấn Vua Lê. Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông (người em vợ của Trịnh Kiểm), lúc này Nguyễn Hoàng rất lo sợ về số phận của mình, liền cho sứ giả đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm, về kế sách mưu đồ việc lớn. 
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dặn sứ giả về bảo với Nguyễn Hoàng rằng: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” có nghĩa là giữ được đất Trường Sơn có thể tồn tại được ngàn đời. Theo kế sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau này Nguyễn Hoàng đã vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Quảng Bình trở vào) lập ra vương triều Nguyễn sau này. 
Nhà Mạc sau nhiều lần giao tranh, bị quân nhà Trịnh tiêu diệt, tổn thất nặng nề nên đã cho người đến hỏi kế sách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã trả lời: “Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thế” (đất Cao Bằng tuy thiển (nhỏ, bé), nhưng giữ được nó, có thể tồn tại được vài đời). Quả đúng như vậy, sau này nhà Mạc rút lên Cao Bằng, củng cố căn cứ nên đã tồn tại được vài đời. 
Còn nhà Trịnh, lúc này muốn cướp ngôi nhà Lê, để lập Thiên tử. Họ cũng cho người đến hỏi kế sách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm, dẫn sứ giả nhà Trịnh vào chùa, vừa đi vừa thủng thẳng nói rằng: “Ở chùa thờ Phật được ăn Oản”. Sứ giả về tâu lại với Chúa Trịnh, Chúa Trịnh, ngầm hiểu câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nên suốt mấy trăm năm không lật đổ nhà Lê, mà vẫn phò Lê để làm Chúa. 
Nostradamus, nhà tiên tri nổi tiếng phương Tây (1503 – 1566), đã tiên đoán nhiều sự kiện nổi tiếng Thế giới. Trong đó có tiên đoán Tòa Tháp Đôi ở New York (Mỹ), sẽ bị máy bay đâm. Vào ngày 11/9/2001, tòa nhà Tháp Đôi đã bị hai máy bay đâm vào khủng bố. Ngoài ra, điều kỳ diệu hơn nữa khi đào lên ở đáy tòa tháp này, người ta còn tìm thấy một tấm bia có ghi dòng chữ “tiên đoán” của người da đỏ Mahattan (có nghĩa là “sự chôn vùi”). 
Bà Vanga, một phụ nữ thiên tài của đất nước Bungari, đã dự báo và tiên đoán nhiều sự kiện nổi tiếng Thế giới như: Sự xuất hiện một số loại vi khuẩn mới (như vi khuẩn Ebola, ở châu Phi năm 2014), sẽ hủy hại sự sống của con người trên Trái Đất. Bà còn tiên đoán về cái chết của một số nguyên thủ Quốc Gia như Staline, John F. Kennedy...
Thực tế, những lời tiên đoán trên đây, từ năm 2012, đến hết năm 2014, trên Thế giới đã xảy ra những sự kiện lịch sử đúng như điều dự báo. Tới năm 2015 này, ta hãy đón chờ những sự kiện lịch sử lớn của Thế giới sẽ xảy ra
Co the du bao “tham hoa” hang khong 2015?
 Ảnh minh họa.
Dự đoán trên cơ sở khoa học 
Từ những dữ liệu trên, có thể nói rằng: Con người có thể tiên đoán dự báo trước được những chuyến bay tử nạn một cách có cơ sở khoa học. Chúng ta đều biết rằng, mọi thiết bị, động cơ dù tốt đến đâu cũng đều là sản phẩm trí tuệ của con người. Con người là chủ thể cao nhất trong mọi hành vi ứng xử với tự nhiên và xã hội. Con người là chủ thể sáng tạo ra mọi đề án, chủ trương, kế hoạch, phát triển đất nước: kinh tế - văn hóa – y tế - quân sự , khoa học – ngoại giao, xã hội... dài hay ngắn, thành công hay thất bại, điều chủ yếu do con người quyết định. Đương nhiên sự thành công ấy, phải kể đến ba nguyên nhân: THIÊN THỜI – ĐỊA LỢI – NHÂN HÒA. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa ba yếu tố: THIÊN – ĐỊA – NHÂN, trong đó con người ở một vị trí thu nhỏ là Tiểu Vũ trụ. 
Lịch sử loài người trải qua hàng ngàn năm đã chứng minh rằng: Vai trò của cá nhân đối với sự phát triển của một xã hội nói chung và một Quốc gia nói riêng rất quan trọng. Có lúc nhân vật lịch sử giữ vai trò quyết định. Họ đưa Quốc gia đó phát triến đến đỉnh cao của sự hưng thịnh. Song có lúc vị chính khách ấy, đưa vận mệnh của Quốc gia của dân tộc mình đứng bên bờ vực thẳm. 
Thời Trung đại, nhân vật Thiết Mộc Chân – Thành Cát Tư Hãn, đã xua đoàn kỵ binh Mông Cổ đi “làm cỏ” gần hết châu Âu và châu Á. Nhiều Quốc gia trên Thế giới chỉ còn là đống gạch vụn tro tàn. Hàng trăm vạn sinh mạng, đã phơi xác ngoài nội cỏ. Trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, với trục Tam Cường: Đức – Italia – Nhật Bản do Hitler, đứng đầu cùng các tên phát xit: Mussonili – Tôjô – Franco đã đẩy loài người đến thảm họa Chiến tranh. Vài chục triệu sinh mạng con người đã bị tiêu diệt và trở thành thương tật, tàn phế. Hàng trăm vạn, làng mạc, thành phố, đô thị bị tàn phá, đổ nát. 
Tử vi học gọi đây là thảm sát của những sát tinh - Khắc tinh nhân loại. Những chuyến bay “tử nạn” vừa qua loại trừ yếu tố kỹ thuật, thời tiết, khí hậu (đi vào vùng gió xoáy, lốc cuốn, vòi rồng, va chạm rác Vũ trụ, thiên thạch rơi), thì nguyên nhân chính vẫn là yêu tố con người. Trước hết xét về số phận (destiny), nghiệp chướng của những nhân viên hàng không trong chuyến bay như: Cơ trưởng, tổ lái, tổ tiếp viên và phải xét đến “định mệnh” của từng cá thể những hành khách đi trên chuyến bay đó. Ai là người có “định mệnh” khắc tinh với chuyến bay. Hoặc nói cách khác người có số phận đoạt mạng của tất cả các hành khánh đi trên cùng chuyến bay? Ngoài ra, phải xét thêm ở nước có nhiều chuyến máy bay rơi, người nguyên thủ đứng đầu Quốc gia đó có định mệnh, số phận ra sao với dân tộc mình? 
Ví dụ, một vụ máy bay bị rơi điển hình của viên Toàn quyền Đông Đương là Pasquier tử nạn khi chuyến bay chở 10 người rớt ở Corbigny, Nièvre, Pháp ngày 15/1/1934. Cái chết này tương truyền được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên đoán qua hai câu lục bát: "Giữa năm hai bảy mười ba/Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây". 
Và ngày 15/1/1934, tương đương với Âm lịch là ngày mồng 1, Tháng Chạp, Năm Quý Dậu. Năm đó nhuận hai tháng 7, người ta phiên âm từ Pasquier (Bát Kê), dịch là 8 gà, để ám chỉ, cái chết tử nạn trên máy bay của viên Toàn Quyền này. 
Ta biết rằng ngày nay với sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học công nghệ, trong đó có tin học, đặc biệt là toán học cho phép giải mã hàng triệu phép toán trong một giây, để tìm ra các nghiệm của bài toán về số phận của mỗi con người, một khi biết giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của người đó. 
(còn tiếp) 
Với sự phát triển của xã hội loài người, mỗi cá thể con người đều có sinh mệnh, số phận. Sinh mệnh đó đều trải qua quy luật: SINH – LÃO – BỆNH – TỬ (trừ trường hợp chết bất đắc kỳ tử, như: Tai nạn xe cộ, máy bay, bom đạn, chết đuối, chết cháy, sét đánh, tự sát, bị ngã, bị đâm chém, chết bất ngờ...).
TS Nguyễn Hoàng Điệp (Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hoa và Khoa học công nghệ)

Bình luận(0)