Tìm thấy sinh vật cổ xưa nhất thế giới có 3,7 tỷ năm tuổi

Google News

Các nhà khoa học Australia đã tìm thấy mẫu vật của dạng sống có niên đại cổ xưa nhất, được gọi là đá stromatolite, tại vùng đất ngập đầy nước ở Tasmania.

Nhà địa hóa học Bernadette Proemse tại Đại học Tasmania (Australia) và các cộng sự vừa phát hiện mẫu vật của dạng sống lâu đời nhất trên Trái Đất - gọi là đá stromatolite tại một vùng đất ngập nước ở Tasmania.
Dạng sống này hình thành cách đây 3,7 tỷ năm – thời điểm những sinh vật đơn bào đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất vào Kỷ Đại Thái Cổ (Archaean Eon). Kết quả trên đã được công bố trên Scientific Reports vào hôm 13/11/2017.
Mẫu đá stromatolite tại vùng đất ngập nước ở Tasmania. Ảnh: Rolan Eberhard. 
Stromatolite có thể có những hình dạng khác nhau, nhưng thường xuất hiện dưới dạng các cấu trúc đá.
Stromatolite được tạo thành từ những vi khuẩn đơn bào (có khả năng quang hợp) như Cyanobacteria tập hợp lại để hình thành nên màng sinh học (biofilm), bám lấy các khoáng chất trong nước và tạo nên các lớp đá trầm tích. Vì lý do đó, đá stromatolite là một công cụ tuyệt vời để nghiên cứu địa lịch sử (geohistory) Trái Đất.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho biết, thành phần vi khuẩn trong mẫu stromatolite ở Tasmania là “độc nhất vô nhị”, gồm có: Cyanobacteria, Alphaproteobacteria, Armatimonadetes, Planctomycetes và một tỷ lệ Chloroflexi cao bất thường.
"Phát hiện trên cho thấy đã từng có một hệ sinh thái cực kỳ độc đáo tồn tại ở khu vực thung lung hẻo lánh phía Tây Nam Tasmania" - Proemse cho biết.
Theo Quốc Hùng/http://khoahocphattrien.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)