Sửng sốt phân tử khí lạ trong thiên hà Markarian 273

Google News

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà khoa học quốc tế tiến hành một nghiên cứu về phân tử khí, nằm ở hạt nhân của một thiên hà hồng ngoại siêu sáng được gọi là Markarian 273. Nghiên cứu cho thấy các đặc tính vật lý và hóa học của một dòng chảy phân tử khí đặc biệt.

Nằm cách khoảng 512 triệu năm ánh sáng, Markarian 273 (viết tắt là Mrk 273) là một thiên hà hồng ngoại siêu sáng (ULIRG) thuộc loại Seyfert II.
Nó mang hình thái phức tạp, có thể là kết quả của một sự kiện sáp nhập gần đây giữa hai hoặc nhiều thiên hà cực đoan.
Nguồn ảnh: phys. 
Quan sát mới cho thấy xuất hiện nhiều phân tử khí trong khu vực hạt nhân của Mrk 273.
Loại phân tử khí này thuộc pha lạnh (sub-mm) và ấm, liên kết thành một dòng chảy nhỏ gọn, phát ra từ hạt nhân thiên hà đạt vận tốc cao khoảng 1.000 km / s, với chiều dài gần 1.500 năm ánh sáng, chủ yếu hướng về phía bắc.

Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101

Các tác giả của bài báo nhấn mạnh rằng dòng chảy phân từ khí này có tỷ lệ phân tử HCO + / HOC + đạt giá trị thấp hơn 10. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến tỉ lệ thấp trong dòng chảy này vẫn chưa ai có thể giải mã được.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)