Rạn san hô lớn nhất thế giới đang bị tận diệt

Google News

Hai phần ba san hô ở phía bắc rạn san hô Great Barrier Reef đã bị chết trong biến cố tẩy trắng san hô tồi tệ nhất từ trước tới nay của khu vực này.

Trong năm 2015 và 2016, chúng ta đã chứng kiến sự đe dọa trực tiếp đối với những rạn san hô bởi sự biến đổi khí hậu do con người gây ra. Theo một khảo sát mới nhất, hai phần ba san hô ở phía bắc rạn san hô lớn nhất thế giới đã bị chết. Sự chết hàng loạt này đã giảm dần ở phía bắc, tuy nhiên, trên thực tế nó không suy giảm bởi nó chỉ di chuyển về hướng nam của rạn san hô này.
Hiện tượng tẩy trắng san hô được gây ra bởi nhiệt độ cao của biển khiến những loại vi tảo zooxanthellae phát triển mạnh mẽ, chúng có màu trắng, bám vào những quần thể san hô và giết chết chúng.
Great Barrier Reef là rạn san hô lớn nhất thế giới, nằm ở phía tây Thái Bình Dương, đã từng trải qua lần tẩy trắng san hô lớn vào năm 1998, năm 2002, và bây giờ là năm 2016. Lần tẩy trắng này có quy mô lớn hơn hẳn so với hai lần trước kia.
Ran san ho lon nhat the gioi dang bi tan diet
Những quần thể san hô bị tẩy trắng do những loài tảo bám vào, khiến chúng bị chết hàng loạt trên một vùng rộng lớn. Ảnh: Greg Torda, Trung tâm ARC về San hô 
Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát trên một vùng biển sâu và rộng vào tháng 3 và tháng 4 vừa qua, rồi một lần nữa tương tự vào tháng 11. Kết quả cho thấy có 67% lượng san hô bao phủ trên mỗi đơn vị diện tích bị biến mất.
Để có cái nhìn tương quan, các nhà khoa học dẫn số liệu rằng, trong suốt 27 năm từ 1985 đến 2012, con số sụt giảm chỉ là 51%. Thật đáng tiếc khi hiện tượng này lại xảy ra ở phần phía bắc của rạn san hô, nơi hầu hết đều là những quần thể san hô rất nguyên sơ.
Sự kiện tẩy trắng san hô vừa qua khiến một lượng rất lớn san hô bị chết, trải dài theo 2.300 cây số chiều dài của Great Barrier Reef. Hiện nay, tình hình đã giảm dần, tuy nhiên vẫn có xu hướng lan về hướng nam của rạn san hô.
Ran san ho lon nhat the gioi dang bi tan diet-Hinh-2
Mức độ nghiêm trọng trong sự kiện tẩy trắng san hô hàng loạt lần này. Khu vực phía bắc của Great Barrier Reef bị thiệt hại nhiều nhất với 26% lượng san hô bao phủ trên một đơn vị diện tích đã chết. Ảnh: Trung tâm ARC về San hô. 
Hiện tại, ở phía đông eo biển Torres và phần phía bắc ngoài cùng đã thoát khỏi biến cố tẩy trắng trên diện rộng này. Tuy nhiên, 26% san hô ở khu vực này cũng bị ảnh hưởng và đã chết.
Một phần ba khu vực phía bắc, kéo dài 700 km từ cảng Douglas tới Papua New Guinea là nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của lần tẩy trắng san hô này. Lượng san hô bị ảnh hưởng lên đến từ 83% đến 99%, khiến việc khôi phục rất khó khăn.
Các nhà khoa học dự kiến, trong vài năm tới nữa, mức độ nghiêm trọng của sự chết hàng loạt san hô ở rạn san hô này sẽ ngày càng tăng lên. Trong khi đó, tốc độ hồi phục và tạo mới san hô sẽ diễn ra rất chậm chạp.
Khi tình hình nhiệt độ toàn cầu không ngừng tăng lên, sự phục hồi và tạo mới san hô diễn ra chậm chạp, thì dự kiến việc tẩy trắng san hô hàng loạt lần thứ tư sẽ diễn ra trong vài năm tới, và hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Mời quý độc giả xem video Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ (nguồn Youtube):
Theo Quang Niên/Khám Phá

>> xem thêm

Bình luận(0)