NASA săn thiên thạch “ma” cùng quỹ đạo với Trái đất

Google News

Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây phóng một tàu thăm dò để săn tìm các thiên thạch “ma”.

NASA san thien thach “ma” cung quy dao voi Trai dat
Ảnh mô phỏng tàu thăm dò OSIRIS-REx của NASA. 
NASA đã phóng tàu thăm dò OSIRIS-REx vào tháng 9.2016 để khám phá thiên thạch 101955 Bennu. Thiên thể này được lựa chọn vì nó nằm gần Trái đất và có niên đại từ thời kỳ đầu của hệ mặt trời. Ngoài ra, nó có 1/2.700 nguy cơ va chạm với hành tinh của chúng ta vào năm 2185.
Trong hành trình tới Bennu, tàu thăm dò OSIRIS-REx sẽ sử dụng camera, thiết bị quét và quang phổ kế để tìm kiếm các thiên thạch ma có khả năng gây hại cho Trái đất tại điểm Lagrange từ ngày 9 đến 20.2.
Điểm Lagrange là nơi lực hút của hành tinh và ngôi sao của nó bị khử, khiến một vật thể có thể bị “mắc kẹt" tại đây. Sao Mộc nổi tiếng với hơn 6.000 thiên thạch “ma” dạng này. Các nhà khoa học cho đến nay chỉ phát hiện thiên thạch 2010 TK7 bay quanh Trái đất. Nhưng NASA nghi ngờ nó không phải là thiên thạch gây nguy hiểm duy nhất cho hành tinh của chúng ta.
Tàu thăm dò OSIRIS-REx dự kiến sẽ tới thiên thạch Bennu vào năm 2018 và sẽ bay quanh nó trong vòng 2 năm để thu thập các mẫu vật chất trên bề mặt thiên thể này, trước khi trở về Trái đất vào năm 2023.
Các nhà khoa học của NASA phỏng đoán rằng Bennu và các thiên thạch giàu carbon khác có thể giúp sự sống hình thành trên hành tinh của chúng ta.
“Liệu những thiên thạch này mang vật chất hữu cơ và nước ở dạng khoáng chất thủy hợp như đất sét, từng tới bề mặt hành tinh của chúng ta để tạo ra môi trường thích hợp cho sự sống hình thành?”, Dante Lauretta, nhà khoa học đứng đầu nhóm sứ mệnh OSIRIS-REx, nói.
Ông Lauretta cũng tiết lộ rằng thiên thạch Bennu có thể giúp các nhà khoa học hiểu được hiệu ứng Yarkovsky (việc hấp thu ánh nắng mặt trời dường như có thể thay đổi quỹ đạo của một vật thể).
Theo Huy Phong/Danviet

>> xem thêm

Bình luận(0)