Mất vía cá hút máu người ngập lòng sông với số lượng kỉ lục

Google News

Số lượng cá mút đá – chuyên hút máu người với hàm răng sắc như dao cạo, đã tăng mạnh, mặc cho những nỗ lực khôi phục chất lượng nước ở Anh.

Theo những số liệu thu được gần đây, lượng cá mút đá này đã tăng đến con số kỉ lục tại một số con sông như Great Ouse, Trent, Derwent và Wear. Loài cá mút đá dài 1m với hàm răng sắc nhọn, chuyên tấn công con người khi đói này đang là mối đe dọa lớn đến những người bơi lội trên các con sông này.
Theo đó, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của loài cá ma cà rồng này chính là tập quán tiêu diệt các loài cá khác bằng cách bám vào chúng và hút máu dần. Nhiều trang web về bơi lội đã khuyến cáo công chúng phải đặc biệt cẩn thận khi bơi trong các con sông và hồ. Cụ thể, một trang web có tên The Swimmer’s Daily đã công bố một báo cáo có liên quan đến sự gia tăng của cá mút đá vào ngày 18/5 vừa qua với tên gọi “Sự trở lại của cá mút đá – một giống loài cổ xưa, xấu xí và sinh sống rất nhiều ở các con sông ở Anh”. Qua đó, người dân khi đi bơi tại các ao, hồ, sông tự nhiên cần phải hết sức chú ý đề phòng cá mút đá tấn công trong quá trình bơi lội.
Mat via ca hut mau nguoi ngap long song voi so luong ki luc
Số lượng cá mút đá sinh sống ở các dòng sông tại Anh đang tăng một cách đáng kể. (Ảnh: Stian Alexander) 
Được biết, cá mút đá đã tồn tại khoảng 360 triệu năm, có phần miệng luôn mở với hàm răng sắc nhọn, có thể hút máu của sinh vật khác rất mạnh và nhanh. Những năm gần đây, số lượng của giống loài này đã giảm đi rất nhiều sau khi chính quyền dựng lên những con đập nhằm thay đổi dòng chảy của nước, từ đó vô tình ngăn chúng không thể lội ngược dòng để sinh sản. Số trứng cho mỗi lần sinh nở của loài cá này lên đến 170.000 trứng.
Theo ông Mark Owen – giám đốc của trung tâm xử lí nước Angling Trust, tuần trước, do việc mở thang cá đã giúp cho cá ma cà rồng cùng nhiều loại cá khác như cá hồi, cá hồi nâu và lươn tràn qua đập và vô tình mở ra một môi trường sinh sôi lí tưởng cho loài thủy quái này. “Thật ra việc chúng trở lại chủ yếu là do chất lượng nguồn nước đã được cải thiện, thu hút nhiều giống cá đến sinh sôi nảy nở. Hiện nay, có một chính sách cho phép những dòng cá di chuyển thông qua đập nhân tạo” – ông Owen cho hay.
Những nhà chức trách tại Sở Môi trường cũng đã xác nhận hiện tượng cá di cư đã cải thiện đáng kể trong vòng 4 năm qua với 12.500 dặm sông ở Anh rộng mở, tạo điều kiện cho các loài như cá mút đá, cá chình, cá hồi và cá hồi biển có thể dễ dàng đến được khu vực sinh nở lí tưởng nằm phía trên thượng nguồn. Một phát ngôn viên tiết lộ vào hồi thứ Bảy vừa qua rằng đã có 200 sinh vật đã di cư đến nhiều con sông trên khắp nước Anh nhờ vào đợt xả đập vừa qua. “Đợt di cư này thật sự quan trọng bởi nhiều loài cá cần phải di cư để sinh sản, tìm kiếm nguồn thức ăn và tiếp diễn chu kì sống. Xả đập và tạo thang cá chính là những cách để tạo ra các con đường cao tốc dành cho cá, để chúng di cư nhanh hơn, dễ hơn, từ biển lên đến khu vực thượng nguồn". – phát ngôn viên này nói thêm.
Bà Sarah Chare, người đứng đầu bộ ngư nghiệp tại Sở Môi trường cho biết: “Sau 20 năm cải tạo và nâng cao chất lượng nguồn nước, các con sông ở Anh đã ‘khỏe’ lên trông thấy. Đây là thành quả lao động chăm chỉ hơn 1 thập kỉ của nhiều con người để tái tạo những dòng sông ở Anh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều chúng tôi cần phải làm và mở rộng những con sông để tạo điều kiện cho cá di cư là một trong số đó”.
Được biết, cá mút đá là một chủng loài được bảo tồn ở nước Anh bởi trước đây, chúng bị khai thác với số lượng lớn để chế biến món ăn cho hoàng tộc và giới nhà giàu ở Anh. Năm 1135, Vua Henry I qua đời với nguyên nhân được cho là bội thực món cá mút đá cùng một số giả thiết cho rằng chính ngộ độc thức ăn mới chính là thủ phạm gây nên cái chết của vị hoàng đế này.
Mời quý độc giả xem video Trăn anaconda (nguồn Youtube):
Theo Thế Giới Trẻ

Bình luận(0)