Hôm nay, sao chổi bay gần Trái đất nhất trong lịch sử

Google News

(Kiến Thức) - Vào hôm nay 1/4, sao chổi 41P/Tuttle-Giacobini-Kresak sẽ bay ngang qua Trái đất ở cự ly cực gần và hứa hẹn tạo ra nhiều hiện tượng kỳ thú.

Nghe có vẻ chẳng mấy tin tưởng vì tin tức sao chổi bay gần Trái đất nhất được xác định vào ngày 1/4, đúng ngày Cá tháng Tư, ngày nói dối. Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà thiên văn học, ngôi sao chổi 41P/Tuttle-Giacobini-Kresak sẽ bay gần Trái đất với khoảng cách gần nhất trong lịch sử vào đúng ngày hôm nay (1/4).
Hom nay, sao choi bay gan Trai dat nhat trong lich su
 Ảnh minh họa của Dominique Dierick/Flickr
Theo thông tin đăng tải, sao chổi 41P/Tuttle-Giacobini-Kresak được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1858 và cứ sau thời gian 5,5 năm nó sẽ bay qua vành đai trong hệ Mặt Trời.
Tuy nhiên, vào năm nay, nhân loại sẽ có cơ hội ngắm nhìn cận cảnh sao chổi này bởi chúng bay gần Trái đất nhất trong lịch sử, ước tính khoảng 21,2 triệu km, bằng 1/10 khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.
Chỉ với những chiếc viễn vọng nhỏ và ống nhòm, cư dân ở Bắc bán cầu có thể quan sát hiện tượng sao chổi bay gần Trái đất kỳ thú này vào khoảng thời gian từ hoàng hôn tới bình minh ngày hôm sau trong suốt nửa tháng tới khi sao chổi 41P/Tuttle-Giacobini-Kresak bay ngang chòm sao Ursa Major và Draco.
Đối với những người yêu thiên văn ở Nam bán cầu, chúng ta vẫn có thể quan sát màn "chào hỏi" thân mật này qua kính viễn vọng vào khoảng 3 giờ UTC ngày 1/4 (khoảng 10 giờ sáng ngày 1/4 theo giờ Việt Nam).
Sao chổi 41P thuộc một nhóm sao chổi được biết đến với tên gọi Sao chổi sao Mộc. Chúng bị níu giữ bởi trọng lực vô cùng lớn của sao Mộc và bay trong quỹ đạo giữa sao Mộc với Mặt trời.
Do sao chổi 41P không thực sự rực rỡ cũng như không lớn một cách đặc biệt nên đôi khi quan sát, bạn sẽ thấy nó chỉ giống như sao Hải Vương trên bầu trời đêm và rất khó để thấy rõ được bằng mắt thường. 
Tuy nhiên, theo các nhà thiên văn dự đoán, năm nay ngôi sao chổi 41P/Tuttle-Giacobini-Kresak có thể sẽ bùng phát mạnh mẽ về độ sáng khi nó tới gần Mặt trời. Điều này đã từng xảy ra vào tháng 5/1973 khi sao tới điểm cận nhất với Mặt trời, giúp bạn có thể quan sát được bằng mắt thường.
Đinh Ngân (Theo Sciencealert)

>> xem thêm

Bình luận(0)