Cát trên Mặt trăng Titan có tích điện?

Google News

(Kiến Thức) -Thêm một hiện tượng thiên văn mới vừa được phát hiện trên Mặt trăng vệ tinh Titan của Sao Thổ gây ngạc nhiên.

Theo đó, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Georgia vừa công bố rằng, những hạt cát có trên Mặt trăng vệ tinh Titan, sao Thổ đều là những hạt tích điện lạ.
Giải thích về nguồn gốc loại hạt cát lạ trên Mặt trăng của sao Thổ, nhóm nghiên cứu cho rằng, trên Titan thường xuyên xuất hiện các cơn gió thời tiết cực đoan thổi ngược chiều nhau từ Đông sang Tây ở cự ly cách khoảng 90m sao với bề mặt hành tinh. 
Cat tren Mat trang Titan co tich dien?

Nguồn ảnh: Phys. 


Cat tren Mat trang Titan co tich dien?-Hinh-2

Nguồn ảnh: Phys. 

Khi những cơn gió này hoạt động với vận tốc hơn 24,1 km/h ngược chiều nhau, lực ma sát, lực phát tĩnh điện bắt đầu xuất hiện, lan tỏa và làm cho những hạt cát bay theo gió bắt đầu bị nhiễm điện tích mạnh mẽ.
Khi đã nhiễm điện tích, những hạt này có xu hướng chuyển động nhanh hơn, va vào nhau nhiều hơn, hoạt động theo từng cụm rồi nhanh chóng kết hợp với các chất Hydrocarbon khác để tạo muối liên tục trong nhiều ngày, hoặc nhiều tháng...
Nghiên cứu về Mặt trăng vệ tinh Titan của Sao Thổ vừa được công bố trên Tạp chí Nature Geoscience.

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)