9 sai lầm “để đời” của các nhà khoa học

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học luôn được coi là chuẩn mực chính xác, nhưng họ cũng là người và vì thế cũng có lúc sai.

1. Hệ tuần hoàn

Thời Hy Lạp cổ đại, thế ký thứ 2 sau Công nguyên, các bác sỹ không hề biết đến tầm quan trọng của tim. Họ cho rằng thận là nơi tuần hoàn máu (kèm mật và đờm), trong khi tim thực hiện việc luân chuyển “tinh thần”.

Thuyết này được nhà vật lý-bác sỹ Galen đưa ra. Ông cho rằng máu di chuyển qua, lại và được các bộ phận sử dụng như một nguồn nhiên liệu.

Chỉ đến năm 1628, nhà vật lý người Anh William Harvey mới phát hiện ra được tầm quan trọng của tim. Trong cuốn “Một cuộc giải phẫu học về chuyển động của tim và máu động vật”, tác giả đã có những cái nhìn mới về vai trò của tim, nhưng cũng phải đến vài trăm năm sau, vai trò của tim mới được hiểu một cách đúng đắn.

2. Trái Đất là trung tâm của vũ trụ

Thuyết Trái đất là trung tâm vũ trụ của nhà thiên văn học Ptolemy, sống ở thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, đã tồn tại được hàng nghìn năm.

Chỉ sau 1.400 năm, năm 1543, Corpernicus mới đưa ra mô hình thiên văn mới, theo đó, Mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ. Tuy không phải là người đầu tiên cho biết Trái đất của chúng ta quay quanh Mặt trời, nhưng học thuyết của ông lần đầu tiên có sức thuyết phục người nghe.

 Mặt trời chứ không phải Trái đất là trung tâm vũ trụ.

90 năm sau, nhà thờ Thiên chúa giáo vẫn khăng khăng với quan điểm Trái đất là trung tâm vũ trụ và đã vin vào cớ đó để trừng phạt Galileo, vì nhà khoa học lỗi lạc này “dám” bảo vệ ý kiến của Copernican.

3. Mầm bệnh trong phẫu thuật

Thật khó tin nhưng đến tận cuối thế kỷ 20, các bác sỹ vẫn chưa nhận thức được họ cần rửa tay trước khi tiến hành phẫu thuật.

Hậu quả là rất nhiều bệnh nhân đã bị chết vì bệnh hoại tử. Hầu hết các bác sỹ đầu thế kỷ 19 đều đổ lỗi cho “không khí xấu” khi bệnh bị lây và đổ lỗi cho bệnh tật đã gây ra sự mất cân bằng trong 4 “chất dịch” là máu, đờm, mật vàng và mật đen.

“Thuyết vi khuẩn”, một cuộc cách mạng về tư tưởng khi cho rằng vi khuẩn mới gây ra bệnh, đã tồn tại được một thời gian, nhưng phải đến tận những năm 1860, với sự chứng minh của Louis Pasteur, người ta mới chịu nghe luận điểm này. Nhờ có nhiều bác sỹ như Joseph Lister mà người ta mới nhận thấy chính bác sỹ và bệnh viên là những nguồn có khả năng khiến bệnh nhân bị lây nhiễm vi khuẩn.

Lister là một trong những người đi tiên phong trong việc rửa sạch các vết thương và sử dụng dụng cụ sát trùng.

4. ADN không quá quan trọng

ADN được phát hiện vào năm 1869, nhưng phải mất rất nhiều thời gian sau đó, nó mới thực sự hữu dụng.

Vào giữa những thế kỷ 20, nhiều cuộc thử nghiệm đã được tiến hành và chứng minh rằng ADN là gen gốc, nhưng còn không ít nhà khoa học khăng khăng rằng protein chứ không phải ADN là thành tố chính trong quá trình di truyền. Sở dĩ họ nghĩ vậy vì với họ ADN quá đơn giản để có thể mang trong mình nhiều thông tin đến vậy.

 ADN là một trong những thành tố chính trong quá trình di truyền.

Chỉ đến khi Watson và Crick cho ra mắt mô hình xoắn ốc 2 vòng của cấu trúc ADN vào năm 1953, các nhà sinh vật học mới bắt đầu vỡ lẽ về khả năng chuyển tải thông tin của ADN.

5. Nguyên tử là phân tử nhỏ nhất tồn tại

Chúng ta biết rằng vật chất được tạo nên từ những phần tử riêng biệt, nhỏ từ hàng nghìn năm nay, nhưng phải đến tận sau này, chúng ta mới biết rằng phân tử không phải là phân tử nhỏ nhất đang tồn tại.

Phải đến đầu thế kỷ 20, với sự xuất hiện của 4 nhà vật lý như J.J Thompson, Ernest Rutherford, James Chadwick và Neils Bohr, chúng ta mới bắt đầu biết đến 3 hạt cơ bản của vật lý là proton, neutron, electron và cách thức tạo nên nguyên tử. Từ đó, chúng ta cũng phát hiện ra các hạt như hạt quark, nhóm hạt Higgs, hạt phản electron và hạt neutrino.

6. Trái đất mới có 6.000 năm tuổi

Theo Kinh Thánh, Trái đất được hình thành khoảng năm 4004 trước Công nguyên. Như vậy, đến thế kỷ 18, khi các nhà địa lý học nhận ra rằng Trái đất liên tục vận động và biến đổi, nhưng mới có 6.000 tuổi.

Đến thế kỷ 19, các nhà vật lý mới bắt đầu nhận ra rằng nếu những thay đổi địa lý diễn ra một cách chậm chạp như họ nghĩ và nếu học thuyết Darwin về sự tiến hóa là đúng thì hẳn Trái đất phải già nua hơn chúng ta đã từng nghĩ.

Và theo thực tế tính toán, dựa vào những phép đo phóng xạ, Trái đất của chúng ta đã 4,5 tỷ tuổi.

7.  Chất gây cháy

Năm 1667, một nhà khoa học có tên Johann Joachim Becher, đã thêm vào danh sách 4 thành phần cơ bản là đất, nước, không khí và lửa, khí ether. Ông cho rằng khí này không tự bốc cháy nhưng những ngọn lửa là do khí này gây ra. Tất cả những chất dễ nổ đều chứa khí này và sẽ giải phóng nó khi bốc cháy.

Các nhà khoa học đã từng dùng thuyết này để giải thích cho hiện tượng cháy” vì sao một vật bốc cháy (vì giải phóng chất gây cháy),  vì sao chúng ta cần không khí để đốt lửa (không khí ắt hẳn có chứa chất gây cháy),  vì sao chúng ta cần thở (để tống hết chất gây cháy ra ngoài cơ thể).

Nhưng ngày nay chúng ta đã biết rằng chúng ta cần oxy cho quá trình hô hấp, vật cần oxi để cháy  và chất gây cháy thì hoàn toàn không tồn tại.

8.  Vật nặng hơn rơi nhanh hơn

Aristotle từng cho rằng những vật nặng hơn sẽ rơi nhanh hơn. Nhưng Galileo, vào thế kỷ 16, đã thực hiện thí nghiệm thả rơi vật từ trên tháp nghiêng Pisa để chứng minh rằng trọng lực khiến mọi vật rơi với một gia tốc như nhau.

 Galileo đã chứng minh rằng các vật nặng nhẹ khác nhau có cùng gia tốc rơi.

9. Thuật giả kim

Trước kia, các nhà khoa học tin rằng có thể chuyển từ đồng thành vàng, nhưng ngày nay, chúng ta biết rằng đây là một ý tưởng rất điên rồ.

Bên cạnh đó, họ cũng mất nhiều thời gian để cố tìm ra một loại tiên dược trường sinh bất lão, nhưng không thành công.

ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Hiền Thảo (theo Discovery)

Bình luận(0)