Vì sao lạm dụng mạng xã hội Facebook khiến ta trầm cảm?

Google News

Những người sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram thường xuyên có thể bị trầm cảm, một nghiên cứu mới của Mỹ kết luận.

Bất kỳ ai thường dùng mạng xã hội đều trải qua cảm giác ghen tị với niềm vui mà bạn bè đang có. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đang ngồi nhà trong chiều mưa ảm đạm, cảm thấy chán ngắt trong lúc bạn bè tiệc tùng, vui chơi trong kỳ nghỉ ở một nơi tuyệt đẹp. Tuy nhiên, những cảm giác này có thể là nguồn cơn của thứ gì đó tệ hơn? Dùng mạng xã hội có thực sự khiến bạn bị trầm cảm?

Nghiên cứu gần đây tại Mỹ với sự tài trợ của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia xác định “liên kết mạnh và rõ rệt giữa sử dụng mạng xã hội và trầm cảm… trong những người Mỹ trẻ”. Báo cáo chỉ ra mức độ trầm cảm tăng tỉ lệ thuận với tổng lượng thời gian dành cho mạng xã hội cũng như số lần ghé thăm các trang mạng mỗi tuần.

Vi sao lam dung mang xa hoi Facebook khien ta tram cam?

Chúng ta có xu hướng so sánh bản thân với người khác, với những người đang thất vọng, tin vui trên mạng xã hội Facebook giống như liều thuốc độc.

Các nghiên cứu trước đây vẽ ra bức tranh mơ hồ hơn. Dường như mối liên hệ giữa mạng xã hội và trầm cảm hay hạnh phúc là vô cùng phức tạp, bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác nhau. Lợi ích lớn nhất của mạng xã hội là cho phép chúng ta giữ liên lạc với bạn bè và người thân ở xa, cập nhật được tình hình của họ. Tuy nhiên, mặt trái của nó lại nằm ở sự can thiệp vào cảm xúc của chúng ta.

Có nhiều lý do giải thích vì sao dùng mạng xã hội lại liên quan đến trầm cảm. Chẳng hạn, có thể người đó đã trầm cảm sẵn và phụ thuộc vào mạng ảo nhiều hơn là giao tiếp trực tiếp, do đó sử dụng mạng xã hội nhiều hơn trong trường hợp này là một triệu chứng hơn là nguyên nhân.

Tất cả chúng ta đều có nhu cầu cơ bản là được người khác thích và chấp nhận. Mạng xã hội khắc sâu thêm sự tổn thương này. “Like” được xem là tiền tệ của mạng xã hội, những người tự ti thường cố gắng tìm lại sự cân bằng trên mạng xã hội thông qua thu hút các lượt “like” hay “comment” để bù đắp. Như vậy, mạng xã hội giống như một cuộc thi về mức độ phổ biến. Chiến thắng cuộc thi này đồng nghĩa với thu hoạch được lượng “like” lớn nhất. Đó là phương pháp thạm thời để tăng độ tự tin.

Một cách tự nhiên, con người có xu hướng so sánh với người khác. Đôi khi so sánh là động lực để chúng ta cải thiện bản thân nhưng đôi khi, đặc biệt với những người đang cảm thấy chán nản, sự so sánh trở nên tiêu cực và hủy hoại sự tự tin. Một vấn đề với mạng xã hội là hình ảnh mọi người gây dựng trên nó có xu hướng tích ực, thú vị và hấp dẫn. Đó là sự thực: phần lớn chúng ta thà đăng tấm ảnh xinh đẹp trong đêm còn hơn là tấm ảnh xuề xòa trong bộ đồ ngủ, rửa bát đĩa. Khi có ai đó bất mãn với cuộc sống của mình, cuộc sống trên mạng xã hội của người khác khiến họ cảm thấy như người khác đang có cuộc sống vui vẻ hơn mình nhiều.

Chúng ta không thể biết đủ về tác động của mạng xã hội đến tâm trạng cũng như tâm lý trong dài hạn. Cho đến lúc nhận thức rõ, phương án tốt nhất không phải là rũ bỏ mạng xã hội mà hãy xem nó như công cụ giá trị để kết nối với bạn bè và bảo đảm tương tác trên mạng ảo không phủ bóng lên sự tự tôn của bản thân. Cũng đáng ghi nhớ rằng dù có vẻ ai cũng đang có khoảng thời gian tuyệt vời, News Feed thực ra có xu hướng để “đẹp khoe xấu che”. Vì thế, mạng xã hội về cơ bản chỉ là tập hợp các khoảnh khắc đẹp đẽ nhất trong đời họ, chứ không phải họ đang có cuộc sống tốt đẹp hơn bạn nhiều.

Theo ICTNews

Bình luận(0)