Những mất mát của Việt Nam sau chiến tranh

Google News

(Kiến Thức) - Việt Nam sau chiến tranh như một bãi chiến trường, nhà cửa đổ nát, đường xá hư hỏng, bom đạn còn găm khắp nơi nhưng trên hết, mất mát lớn nhất là con người.

Theo ước tính, có khoảng 3 triệu người Việt Nam đã chết, hy sinh vì cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Có những gia đình mất đi cả thế hệ. Có những người mẹ mất đi cả chồng và năm, bảy đứa con.
Bà Nguyễn Thị Thìn (84 tuổi) là minh chứng cho những nỗi đau đớn mà người dân Việt Nam phải hứng chịu trong thế kỷ XX này. Bà đã mất năm trong số tám người con. Chồng bà và hai người con lớn đã mất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người con trai út thì mất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong thế kỷ này, người Việt Nam đã bị cả người Pháp, Nhật, Anh, Mỹ xâm lược. Họ đã chứng kiến tất cả, trả một cái giá rất đắt và còn rất nhiều người giống như mẹ Thìn.
Nhung mat mat cua Viet Nam sau chien tranh
Mẹ Thìn bên mộ các con đã hy sinh trong chiến tranh.
Năm 1966, Mỹ bắt đầu chiến dịch thả bom dài nhất trong lịch sử, nhắm vào miền Bắc Việt Nam. Sự thật về việc thả bom nhắm vào dân thường đã được một số nhà báo phương Tây ghi nhận. Rất nhiều tấn bom đã được thả xuống, với sức công phá còn lơn hơn cả quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Nhung mat mat cua Viet Nam sau chien tranh-Hinh-2
 Máy bay Mỹ đã thả hàng nghìn tấn bom xuống Việt Nam
Trong cuộc chiến này, Mỹ đã sử dụng hay có thể nói là thử nghiệm những loại vũ khí mới, trong đó có nhiều loại bom có sức công phá lớn, hết sức nguy hiểm. Bên cạnh bom Napan, bom bi….còn có một loại bom có khả năng bắn ra những mảnh nhỏ có kích cỡ của một cái đinh. Những mảnh bom đó găm vào cơ thể người trúng bom, tiếp tục di chuyển trong cơ thể nạn nhân trong vài ngày và gây ra cái chết đau đớn. Chúng được tạo ra bởi một loại vật liệu tổng hợp rất khó để dò tìm ra ngay cả dưới tia X quang. Chúng đã được sử dụng trong chiến tranh ở Trung Đông và đã được thử nghiệm tại chiến trường Việt Nam.
Nhung mat mat cua Viet Nam sau chien tranh-Hinh-3
 Máy bay Mỹ rải thảm chất độc dioxin xuống các cánh rừng Việt Nam.
Không chỉ có bom, Mỹ còn rải xuống Việt Nam chất độc hóa học Dioxin - một chất độc mạnh gấp mười lần chuẩn quy định của châu Âu, tồn tại trong lòng đất đến 50 năm sau và để lại di chứng cho con người. Hàng nghìn đứa trẻ Việt Nam sau này sinh ra bị khuyết tật do ảnh hưởng của chất độc Dioxin. Việc Mỹ rải chất độc Dioxin xuống Việt Nam nhằm hủy hoại các cánh rừng – nơi mà các chiến sĩ cộng sản ẩn náu và hình thành nên các căn cứ địa cách mạng ở đây.
Giáo Sư Võ Quý (Nhà môi trường học, Đại học Hà Nội) cho biết: “Tôi đã thấy rất nhiều khu rừng bị phá hủy, bị chết đi, chỉ còn lại những cái cây chết, không còn gì cả, không động vật, không chim chóc. Khoảng 2 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá hủy hoàn toàn bởi Dioxin”.
Cái giá mà con người phải trả cho chiến tranh hóa học đều đã có bằng chứng rõ ràng. Những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh ở Việt Nam nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Vào năm 1994, mối liên hệ giữa Dioxin với căn bệnh ung thư và chất độc màu da cam đã được chính phủ Úc xác nhận. Người Việt Nam không được nhận bồi thường gì cả với lý do là cả Mỹ và Việt Nam đều thiệt hại như nhau.
Nhung mat mat cua Viet Nam sau chien tranh-Hinh-4
 Trực thăng Mỹ đưa quân đội chạy trốn khỏi Sài Gòn.
Mọi nỗ lực của Mỹ nhằm đánh bại Việt Nam cuối cùng cũng thất bại. 2h30 sáng 30/4/1975, Ngoại trưởng Mỹ - Henry Kissinger gọi điện cho đại sứ Mỹ tại Sài Gòn yêu cầu rời khỏi Việt Nam. Ông đại sứ đã cuốn lá cờ Hoa Kỳ cất vào trong một chiếc cặp táp và đi lên mái nhà. Vào lúc 5h20, người lính thủy cuối cùng đã lên trực thăng chạy trốn, để lại phía sau những người Việt Nam trong cơn hoảng loạn đang chờ được di tản.
Nhung mat mat cua Viet Nam sau chien tranh-Hinh-5
Xe tăng của quân giải phóng tiến vào thành phố Sài Gòn.
Vài giờ sau, chiếc xe tăng mang theo ngọn cờ giải phóng tiến thẳng vào trung tâm thành phố, không một người lính phải hy sinh, không một viên đạn phải bắn. Và lúc 11h30, xe tăng mang số hiệu 390 đã thúc đổ cổng Dinh Độc Lập để tiến thẳng vào trung tâm chỉ huy đầu não của Việt Nam Cộng hòa mà không hề mất một viên đạn nào. Thời khắc này đánh dấu cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam đã kết thúc.
Tập 4 trong series phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam không chỉ để tưởng niệm mà còn để cố gắng giải thoát những vướng mắc, những xung đột trong quá khứ và hiện tại của Việt Nam. Chúng ta có thể thấy được hình ảnh những kẻ xâm lăng đáng thương và cuộc chiến đấu của một đất nước anh hùng trong thế kỷ XX. Và trên tất cả, là nói về những con người phi thường, những người đã phải trả một cái giá rất đắt cho chiến thắng của họ trước một thế lực hùng mạnh. Và chính những điều này là điều kiện cho một nền hòa bình mà họ đã phải chờ đợi rất lâu.
Mời các bạn đón xem tập 4 series phim tài liệu của đạo diễn John Pilger mang tựa đề “Việt Nam - Trận chiến cuối cùng”, phát sóng lúc 21h30 ngày 30/4/2015 trên kênh ANTG - Truyền hình An Viên.
Sơn Lâm

Bình luận(0)