Chi tiết cách làm hồ sơ đề nghị mang thai hộ

Google News

(Kiến Thức) - Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bao gồm 13 loại giấy tờ, cam kết.

Quy trình để được phép mang thai hộ
Điều 94 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ, kể từ thời điểm con được sinh ra.
Trong nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới được thông qua cũng nêu rất rõ: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện. Những cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ và em bé sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Chi tiet cach lam ho so de nghi mang thai ho
 Em bé sinh ra nhờ mang thai hộ là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
Trên cơ sở đó, những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, không thể mang thai hoặc tự mang thai, muốn có con, có thể gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ đến 1 trong 3 cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật này.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật sẽ xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra bản chính, yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác có liên quan, phỏng vấn trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan công an hỗ trợ; đồng thời, chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ và về chuyên môn, kỹ thuật do cơ sở mình thực hiện.
Cách làm hồ sơ đề nghị được mang thai hộ
Hồ sơ đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ gồm có: 
1. Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
2. Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Chi tiet cach lam ho so de nghi mang thai ho-Hinh-2
 Không có khả năng mang thai các cặp vợ chồng hoàn toàn có thể nhờ mang thai hộ.
3. Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào.
4. Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của cặp vợ chồng do UBND xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận.
5. Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
6. Bản xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định và đã từng sinh con.
7. Bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng mình về quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở giấy tờ hộ tịch có liên quan.
8. Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (nếu có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
9. Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa.
10. Bản xác nhận nội dung tư vấn tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.
11. Bản xác nhận nội dung tư vấn pháp luật liên quan tới việc mang thai hộ.
12. Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ.
13. Nếu hồ sơ đầy đủ các văn bản trên thì kỹ thuật mang thai hộ sẽ được thực hiện trong 30 ngày.
Thu Nguyên

Bình luận(0)