Đâu là tượng Phật Thích Ca?

Google News

(Kiến Thức) – Ngoài tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Phật chúng ta thường gặp còn có như Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Di Lặc,…Vậy đặc điểm nào giúp chúng ta nhận biết đúng tên các vị Phật?

Tượng Phật A Di Đà

Phật A Di Đà là giáo chủ thế giới Tây phương Cực lạc, có 13 danh hiệu. Tạo tượng Phật A Di Đà có đủ tất cả những đặc điểm tốt của Phật nhưng hình thưc thường gặp có hai loại. Đó là tượng ngồi và tượng đứng.

Đối với tượng ngồi Phật A Di Đà có đặc điểm như ngồi xếp bằng, hai tay đặt dưới rốn, kết ấn Thiền định, lòng bàn tay cầm bát hoặc đài sen vàng.
 Tượng Phật A Di Đà ngồi ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh)

Còn tượng đứng Phật A Di Đà có tư thế Phật đón tiếp. Đặc điểm hình tượng này là tay phải buông xuống, kết án Dữ nguyện, thể hiện sự thỏa mãn ý nguyện muốn thành Phật của chúng sinh, đón tiếp hồi sinh vào thế giới Tây phương cực lạc. Tay trái đặt trước ngực, bàn tay cầm đài sen vàng.

 Tượng Phật A Di Đà đứng lớn nhất ở Việt Nam

Tượng Phật Dược Sư

Phật Dược Sư là giáo chủ của thế giới Đông Tịnh Lưu Ly. Đặc điểm điểm tượng Phật Dược Sư là một tay cầm bát thuốc, tay cầm cây cỏ thuốc hoặc tay phải kết ấn, tay trái cầm dược khí. Thân mặc áo cà sa ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen.

 Tượng Phật Dược Sư ở chùa Dược Sư (Lâm Đồng)

Tượng Phật Di Lặc

Phật Di Lặc (Phật Như Lai) là giáo chủ của thế giới tương lai. Hình tượng Phật Di Lặc được thể hiện như tóc xoăn theo hình tròn ốc, búi tóc bằng thịt trên đỉnh đầu, có lông trắng giữa hai bên lông mày. Thân mặc áo cà sa hở vai phải hoặc quàng qua vai, kết ấn Thuyết pháp ngồi xếp bằng đoan chính hoặc ngồi tựa.

 Tượng Phật Di Lặc

Tượng Tam thân Phật

Phật giáo Đại thừa cho rằng: đức Phật Thích Ca Mâu Ni có Tam. Theo đó, trong Tam thân này tích lũy pháp lý là Pháp thân, tích lũy trí tuệ là Báo thân, tích lũy công đức là Ứng thân.

Tướng mạo của tượng Tam thân Phật thống nhất nhưng khác biệt ở thủ ấn. Tam thân Phật thường được cung phụng ở chính giữa Đại Hùng Bảo Điện của chùa.
 Tượng Tam thân Phật ở chùa Dâu (Bắc Ninh)

Tượng Tam thế Phật

Trong một ngôi chùa mà Chánh điện còn tương đối đầy đủ thì bộ tượng Phật Tam Thế thông thường phải dược đặt ở vị trí cao nhất, xa nhất và do đó mà thâm nghiêm nhất, được các Phật tử tôn kính nhất.

Tam thế Phật nghĩa là Phật của ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai, chỉ tất cả các vị Phật trong ba đời và mười phương thế giới.

 Tam thế Phật ở chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Tại Trung Quốc và Việt Nam, người ta thờ Tam thế Phật là thờ ba vị Nhiên Đăng Cổ Phật (đại diện cho Phật quá khứ), Phật Thích ca Lặc (đại diện cho Phật hiện tại) và Phật Di Lặc (đại diện cho Phật vị lai). Tượng Tam thế Phật có tư thế ngồi, tỷ lệ thân tương đương nhau, chỉ có sự khác biệt ở thủ ấn.

Phật Đa Bảo

Theo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật Đa Bảo là giáo chủ của cõi Bảo Tịnh phương Đông. Sau khi nhập diệp, toàn thân lấy nguyện lực hóa thành xá lợi, đặt trong tháp Phật Bảo Đại.

 Tượng Phật Đa Bảo (bên trái)

Đặc điểm tạo tượng Phật Đa Bảo là đầu đội mũ bằng tóc, kết ấn Trí chưởng. Thân mặc áo cà sa, ngồi xếp bằng trên tòa sen.


Bùi Hiền

Bình luận(0)