Vì sao Stalin lên đến đỉnh cao quyền lực?

Google News

(Kiến Thức) - Câu hỏi “Vì sao Stalin lên đến đỉnh cao quyền lực?” cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời thật rõ ràng.

Theo Sputnik, có đủ các giả thiết và suy luận, trong đó có quan điểm cho rằng dường như đó chỉ là "sự tình cờ của lịch sử, bao quanh bởi rất nhiều ngẫu nhiên".
Vi sao Stalin len den dinh cao quyen luc?
Stalin: Nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô trong Thế chiến II. (Nguồn: Sputnik)  
Là dân tỉnh lẻ, Stalin tụt hậu nhiều về mặt lý thuyết, thế nhưng ông lại có khả năng xuất sắc trong việc giải quyết những công việc thực tế. Năm 1901 ở Batumi của vùng Kavkaz, ông đã là người tổ chức thành công cuộc biểu tình lớn đầu tiên của giới thợ thuyền. Từ ngày ấy Stalin đã trải qua tất cả những thăng trầm trong cuộc sống của một nhà cách mạng chuyên nghiệp: bắt bớ, lưu đầy, chạy trốn, tù ngục. Ở nhà tù đầu tiên, nơi đa số tù nhân là tội phạm hình sự, người thanh niên hoạt động cách mạng bí mật này đã dễ dàng thuyết phục và thu phục được những kẻ trộm cướp. Điều đó cho thấy sức mạnh siêu phàm trong tính cách của Stalin.
Lenin đã mời nhà cách mạng thực tế tỉnh lẻ tới dự những đại hội khác nhau của đảng, thoạt tiên là ở Phần Lan, rồi đến Stockholm và London. Có điều tại các đại hội này Stalin đều lặng thinh khiến các thành viên khác lấy làm khó hiểu bởi vì người ta tranh cãi với nhau rất quyết liệt.
Im lặng, nhưng hoàn toàn không phải là do nhút nhát. Chỉ đơn giản bởi ông có công tác khác. Trước ban lãnh đạo đảng khi ấy đặt ra những nhiệm vụ không được bàn bạc thảo luận tại Đại hội. Lenin không chỉ một lần tạo lập những nhóm kín tạm thời gồm những người thân tín nhất để thực hiện kế hoạch riêng đặc biệt, bí mật với toàn đảng. Trong số những công tác mà nhóm này tiến hành, có cả việc gây quỹ cho cách mạng và lấy kinh phí tài trợ cho cuộc sống của lớp tinh hoa trong đảng đang phải lưu vong ở nước ngoài.
Trước đó, suốt một thời gian dài Stalin đã là người được Lenin ủy thác cho những nhiệm vụ đặc biệt.
Ngay sau khi Lenin từ hải ngoại về nước, Stalin thành người đứng sau lãnh tụ, thành "cái bóng" của Lenin. Trong cuộc bầu chọn thành phần hẹp mới cho ban lãnh đạo đảng (Bộ Chính trị), cùng với Lenin, Zinoviev và Kamenev còn có cả Stalin. Như vậy, đến tháng Năm 1917, Stalin đã là thành viên bộ tứ lãnh đạo của Đảng Công nhân Xã hội-Dân chủ Nga (đảng Bolshevik).
Nhưng công tác cách mạng bề nổi do những người khác làm, ở đây đứng đầu sóng ngọn gió của cuộc tấn công cùng với Lenin là Trotsky, còn Stalin dường như vẫn là nhân vật "vô hình vô ảnh".
Thậm chí cả sau kỳ họp tháng Hai trong Hội đồng, Stalin cũng tỏ ra là người ôn hòa nhất trong hàng ngũ Bolshevik. Xét theo mọi điều, rõ ràng là ông bị cấm tham gia vào những cuộc tranh cãi ồn ào lộ liễu. Ông không nên để bị bắt, bởi nhiệm vụ trong bóng tối của Stalin là quá hệ trọng. Đã diễn ra đúng như vậy. Sau những sự kiện của tháng 7/1917, khi Lenin cố giành quyền không thành, trong số nhiều người Bolshevik bị bắt giữ không có Stalin. Khi đó, thời cơ của ông đã điểm.
Vi sao Stalin len den dinh cao quyen luc?-Hinh-2
 Lenin và Stalin trong năm 1919. (Nguồn: Sputnik) 
Stalin đảm nhận toàn bộ công tác mật của Lenin, khi có tin về lệnh bắt giữ vị lãnh tụ cách mạng: căn lều cỏ nổi tiếng ở Razliv chính là tác phẩm của bàn tay Stalin. Từ nơi ẩn náu này, Lenin viết hai báo cáo gửi cho kỳ Đại hội đảng kế tiếp, mà Stalin tuyên đọc. Sau đó, cũng chính Stalin đưa Lenin di chuyển sang Phần Lan.
Sau tất cả những điều này, liệu có đáng ngạc nhiên nữa chăng khi thành lập Bộ Chính trị chỉ huy khởi nghĩa, Lenin đã kết cấu cả Stalin làm ủy viên?
Tuy nhiên, trong thời gian những sự kiện nóng bỏng nhất thì Stalin không hiện diện tại trụ sở Ban tham mưu cách mạng. Toàn bộ giai đoạn nguy hiểm nhất đó, Stalin kiên nhẫn lặng lẽ ngồi trong văn phòng Ban biên tập báo Pravda. "Nhân vật đã bỏ lỡ cuộc cách mạng" - nhiều người thời ấy đã gọi ông như vậy với ý mỉa mai châm chọc, mà không nhận ra rằng Stalin một lần nữa không đơn thuần là rời bỏ cuộc chơi lớn. Phòng trường hợp thất bại, Stalin đã thiết lập những tuyến đường bí mật, theo đó cần hộ tống Lenin an toàn ra nước ngoài. Vì vậy không ngẫu nhiên mà sau chiến thắng "cái bóng" của Lenin xuất hiện trong thành phần Chính phủ Xôviết đầu tiên.
Trong những năm nội chiến, Stalin một lần nữa thỏa mãn với việc không giữ vai trò nổi bật, khi Trotsky nắm cương vị đứng đầu Hồng quân. Nhưng vẫn là Stalin đảm trách giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất.
Năm 1918, Stalin đi về phương Nam để lo lương thực và ông đã sử dụng bạo lực quần chúng để hoàn thành thành nhiệm vụ: bánh mì được gửi về nuôi sống Moscow. Và không chỉ có thế, Stalin còn nối kết với Baku và lấy lòng các nhà công nghiệp dầu mỏ địa phương. Tiếp theo bánh mì, bây giờ có cả dầu mỏ chảy về Moscow.
Năm 1919, trong cuộc bầu chọn Bộ Chính trị, Stalin một lần nữa lọt vào cơ cấu quyền lực tối cao của đảng. Do đó, trọng lượng chính trị của ông qua thời gian hoạt động tích cực của Lenin đã không ngừng gia tăng trong khi sức nặng uy tín và vị thế của nhiều nhà lãnh đạo khác, trước hết là Trotsky, lại giảm sút đi xuống song hành với đà nguội dần của cuộc nội chiến.
Cùng với Bộ Chính trị, trong đảng thành lập Ban Tổ chức Trung ương mà Stalin cũng tham gia. Ông cùng lúc lãnh đạo hai bộ là Bộ Dân ủy và Cơ quan Thanh tra Công-Nông, một cơ cấu giống như Tòa án nội bộ của đảng.
Trước khi Lenin trở bệnh nặng vào tháng Tư năm 1922, trong đảng xuất hiện chức vụ mới: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương và Stalin một lần nữa được trọng dụng.
Trong số những nhiệm vụ mà Tổng Bí thư đảm trách thời đó có cả công tác nhân sự mà như đã rõ, là chiếc đòn bẩy quan trọng nhất trong cuộc đấu giành quyền lực. Stalin hiển nhiên là bậc thầy thượng thặng của những mưu mẹo, nhưng Lenin mới là người trao vào tay ông con át chủ bài.
Minh Châu (BT)

>> xem thêm

Bình luận(0)