Bài học từ 23 năm Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam

Google News

Cách đây tròn 40 năm, quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam và trong lịch nước này đã xuất hiện “Ngày Cựu chiến binh Việt Nam”.

 Vụ lính Mỹ thảm sát 500 thường dân ở Mỹ Lai.

Ngày 19/3/1950 Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự vào Việt Nam. Khi đó, hai tàu chiến Mỹ đã vào cảng Sài Gòn và sau đó đã phải rút lui do cuộc biểu tình quần chúng của người dân địa phương. Kể từ đó, trong lịch Việt Nam xuất hiện “Ngày chống Mỹ”. Ngày 29/3/1973, quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam và trong lịch nước này có “Ngày Cựu chiến binh Việt Nam”.

Trong thời gian 23 năm và 10 ngày này, Mỹ đã hỗ trợ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, hỗ các chế độ cầm quyền ở Sài Gòn, tiến hành các chiến dịch quân sự ở miền Nam và ném bom miền Bắc Việt Nam. Cuộc phiêu lưu quân sự của Mỹ đã kết thúc vào ngày 30/4/1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Một trong những "kiến trúc sư" của chiến tranh Việt Nam là Bộ trưởng Quốc phòng McNamara. Trong hồi ký của mình, tướng McNamara gọi đó là một sai lầm bi thảm. Nhưng, hối tiếc đã quá muộn. Cuộc xâm lược đã cướp đi sinh mạng của 2-3 triệu người Việt Nam. Còn phía Mỹ có 58 nghìn người thiệt mạng, thêm vào đó có thêm 130 nghìn cựu chiến binh đã chết sau chiến tranh do căng thẳng trầm uất và tự vẫn.

Ông Bill Clinton, khi đó là sinh viên, cũng có thể có số phận đáng buồn như vậy. Nhưng, tổng thống tương lai của Mỹ đã tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự và không bị gửi đến Việt Nam. Rất nhiều người Mỹ cũng làm như vậy. Tuy nhiên, hàng triệu công dân Mỹ đã đi qua chiến tranh Việt Nam. Và hành vi của họ trong thời gian ở Việt Nam là khác nhau.

Hãy nhớ lại một ngày đáng nhớ khác cũng vào tháng 3. Đó là ngày 16/3/1968, ngày lính Mỹ đã sát hại hơn 500 dân thường ở Mỹ Lai. Số nạn nhân có thể là lớn hơn nếu tham gia vụ thảm sát trong làng có toàn bộ đại đội. Nhưng, đa số binh sĩ đã từ chối thực hiện lệnh của đại úy Medina và trung úy Calley, thậm chí có một người tự bắn vào chân để được đưa bằng trực thăng cứu thương. Còn Thompson Hughes, chỉ huy trực thăng kiểm soát, đã hạ cánh chiếc máy bay của mình gần nhóm nông dân đang trốn khỏi các lính Mỹ và tuyên bố rằng phi đội của ông sẽ bắn vào các binh sĩ Mỹ nếu họ tình gắng bắn vào thường dân vô tội.

Hãy nhớ lại sĩ quan Mỹ Fred Whitehurst, người đã cứu cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Và em trai của ông - Robert, người đã chuyển nhật ký cho gia đình Thùy Trâm, nhờ đó độc giả và khán giả trên khắp thế giới đều biết câu chuyện trung thực về cuộc xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Và ông John Kerry, người đã phục vụ tại Việt Nam vào cuối thập niên 60, sau khi trở về nước trở thành một trong những người tham gia tích cực nhất trong phong trào chống chiến tranh ở Mỹ.

Nhà Việt Nam học Anatoly Voronin nói: “Khi Mỹ giải mật các tài liệu của Lầu Năm Góc liên quan đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam, ông McNamara đã bày tỏ sự hy vọng rằng, các tài liệu này sẽ giúp cho thế hệ tương lai của các chính trị gia tránh sai lầm tương tự như của Mỹ tại Việt Nam”.

TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:




Theo VOR

Bình luận(0)