Tai biến y khoa: Các bác sĩ cần được bảo vệ!

Google News

Thông tin 18 y bác sĩ bệnh viện Phụ sản Hà Nội bị phơi nhiễm HIV đã gợi nên nhiều suy nghĩ về những rủi ro trong ngành y.

Người trong cuộc có thể tạm thở phào nhẹ nhõm khi kết quả xét nghiệm lần thứ nhất cho thấy không ai dương tính với virus HIV. Tuy nhiên điều này cũng dấy lên cảnh báo đã đến lúc các bác sĩ và nhân viên y tế cũng cần được bảo vệ.
Rủi ro từ môi trường làm việc
Theo một số nghiên cứu, ở các nước phát triển, tỷ lệ sự cố y khoa chiếm khoảng từ 0,4 đến 16% số trường hợp nhập viện. Với các nước đang phát triển, tỷ lệ này sẽ còn cao hơn do những thiếu hụt về nhân lực có chất lượng, trang thiết bị thiếu thốn, trình độ quản lý còn hạn chế. Sự cố y khoa không chỉ gây hậu quả đối với bệnh nhân mà còn đối với cả các y, bác sĩ và điều dưỡng viên, những người trực tiếp làm công tác khám, chữa bệnh. Điều này khiến dư luận lo lắng về sự an toàn cho các y, bác sĩ.
Theo thống kê, mỗi năm có gần 1.000 người bị phơi nhiễm HIV, trong đó phần lớn là nhân viên y tế. Ngoài phơi nhiễm HIV, nhân viên y tế luôn đối diện với nhiều rủi ro bởi các bệnh lây qua đường máu như viêm gan B và C; bệnh lây qua đường hô hấp: cúm, sởi, quai bị, thủy đậu; bệnh lây qua đường tiếp xúc: bệnh than, Ebola, Herpes, SARS, MERS-CoV… 
 Tai biến y khoa khó tránh khỏi.
Kết quả khảo sát của BV Bệnh nhiệt đới trung ương cũng cho thấy, những bệnh lây qua đường máu thì nguy cơ lây phơi viêm gan B là 6%-30% và viêm gan C là 1,8%-3%, cao hơn cả HIV. Đây là rủi ro mà đội ngũ y - bác sĩ phải đối diện hằng ngày để luôn sẵn sàng tâm lý hết mình vì người bệnh. Và với khoảng 227.000 người nhiễm HIV và tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam cho thấy nguy cơ phơi nhiễm HIV của các cán bộ y tế là rất cao.
Thống kê cũng cho thấy, số trường hợp rủi ro xảy ra khi tiến hành tiêm chiếm nhiều nhất, tiếp đó là phẫu thuật, truyền dịch…. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trong số 109 điều dưỡng tham gia nghiên cứu có tới 37,6% bị chấn thương do vật sắc nhọn. 
Các dạng phơi nhiễm thường là do kim đâm khi làm các thủ thuật, tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò... ;Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh; Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào; Máu, chất dịch của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).
Dư luận hẳn còn chưa quên được những câu chuyện được coi là “nỗi ám ảnh” của ngành y. Mới đây nhất, 18 y, bác sĩ bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã bị phơi nhiễm HIV khi mổ cấp cứu cho một nữ bệnh nhân đang nguy kịch vì chảy máu âm đạo mà không biết chị bị HIV. Họ không trang bị phòng hộ nên đã phơi nhiễm virus căn bệnh thế kỷ. 
Trong số 18 y bác sĩ tham gia cấp cứu và phẫu thuật cho bệnh nhân, có 3 người mang bầu, đã được kiểm tra sức khỏe và được điều trị theo phác đồ cho người có nguy cơ phơi nhiễm HIV. Sau 3-6 tháng tới, tất cả sẽ được làm các xét nghiệm xem có bị nhiễm HIV hay không. Tuy nhiên điều này cũng dấy lên những lo ngại về độ an toàn trong ngành y.
Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khác như một kỹ thuật viên khoa xét nghiệm của BV Bệnh nhiệt đới trung ương từng bị phơi nhiễm HIV khi đưa ống máu của bệnh nhân AIDS vào máy xét nghiệm sinh hóa. Trong khi để giá đựng huyết thanh va vào thành máy, vỡ ống làm huyết thanh bắn vào mặt và mắt. 
Trường hợp khác là một bác sĩ điều trị cai nghiện cho người nghiện ma túy và bị AIDS. Trong lúc đang tiêm thuốc cắt cơn thì bệnh nhân lên cơn vật thuốc rồi gồng mình, đá chân và gạt tay làm cho xi lanh đang tiêm tĩnh mạch bật trở lại cắm thẳng vào tay của bác sĩ…. Dù hiểu được nguy cơ lây nhiễm nhưng phải mất hơn 1 năm sau, nhiều lần xét nghiệm cho kết quả âm tính bác sĩ này mới hoàn hồn vì thoát khỏi tai họa.
Nước cất ống nhựa hỗ trợ giảm thiểu tai biến trong y khoa
Sai sót y khoa xuất phát không chỉ từ con người mà từ hệ thống tổ chức. Để giảm thiểu tai biến y khoa rất cần thay đổi nhận thức từ đội ngũ quản lý bệnh viện và hệ thống y tế. Đó là việc chuẩn trong hệ thống y tế, nâng cao chất lượng đào tạo y khoa, nâng cao sự tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân…. Nhưng trước nhất, ngành y tế nên có những biện pháp bảo hộ an toàn, đưa vào sử dụng những thiết bị y tế an toàn để giảm thiểu rủi ro cho các nhân viên. Đây cũng là biện pháp được nói đến nhiều trong thời gian qua.
Một số bệnh viện đầu ngành đã tập trung vào việc tiếp cận các công nghệ mới, cải tiến quy trình làm việc để nâng cao chất lượng điều trị, giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động chuyên môn. Điều này giúp giảm áp lực và rủi ro cho các bác sĩ và nhân viên y tế. 
 Nước cất ống nhựa đang được nhiều bệnh viện sử dụng thay thế nước cất ống thủy tinh nhằm hạn chế rủi ro trong điều trị.
Trước đây, nước cất được đựng trong ống thủy tinh. Việc sử dụng nước cất ống thủy tinh có nhiều hạn chế như: nguy cơ lọt bụi thủy tinh vào cơ thể người bệnh (do quá trình bẻ ống), nguy cơ gây ra vết thương nếu nhân viên y tế tác nghiệp không cẩn thận hoặc dễ vỡ trong việc vận chuyển hoặc bảo quản y cụ, hoá chất, quá trình thu dọn rác y tế… 
Để khắc phục những hạn chế này, nhiều bệnh viện đã bắt đầu đưa vào sử dụng nước cất ống nhựa. Tại Việt Nam mới chỉ có công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội - đạt tiêu chuẩn GMP- WHO có khả năng được phép sản xuất loại nước cất này. 
Hơn 100 bệnh viện đã đưa vào sử dụng sản phẩm này và đánh giá rất cao sự tiện dụng của nó. Đi đầu trong trong phong trào này phải kể đến các bệnh viện thuộc tuyến trung ương là bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức, Viện Huyết học truyền máu Trung Ương, bệnh viện E, bệnh viện Nhi TW, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, v.v.
Các thuốc tiêm ống nhựa nói chung, nước cất ống nhựa nói riêng này được sản xuất trên dây chuyền công nghệ BFS (Blow/Fill/Seal) hoàn toàn tự động và liên tục. Nếu so sánh trực tiếp trên giá thành, thì chi phí sử dụng nước cất ống nhựa cao hơn nước cất ống thủy tinh. Song nếu phân tích cụ thể và so sánh về hiệu quả và chi phí cho việc sử dụng, thu gom, tiêu hủy… thì việc dùng nước cất ống nhựa có nhiều ưu thế hơn.
Đặc điểm nổi trội của công nghệ BFS là tính tự động hóa cao, tất cả các quy trình đều được thực hiện trong một khuôn máy, xóa bỏ các khâu xử lý lọ như: tồn kho, làm sạch, khử trùng giúp hạn chế tối đa ô nhiễm vi sinh vật. Công nghệ BFS này đã được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận là một quá trình vô trùng cao cấp, được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và châu Âu.
Bên cạnh đó, bao bì của sản phẩm này được làm từ nhựa đặc biệt, đảm bảo không có hóa chất gây độc hòa tan vào dung dịch thuốc tiêm, đạt tiêu chuẩn Dược điển Anh 2010. Nhờ đó, thuốc tiêm ống nhựa vừa an toàn, vừa gọn nhẹ, dễ vận chuyển và bảo quản. Nước cất ống nhựa cũng giúp nhân viên y tế thực hiện tốt hơn điều kiện Kỹ thuật vô khuẩn theo “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” của Bộ Y tế.
Ghi nhận ban đầu tại các bệnh viện đã sử dụng sản phẩm này đã cho thấy những tín hiệu tích cực. Theo chị Hoa, điều dưỡng viên viên bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam “nước cất ống nhựa có đầu sản phẩm dễ bẻ hơn ống thủy tinh nên không sợ mảnh thủy tinh vỡ làm đứt tay, hay bụi thủy tinh rơi vào bên trong ống nước cất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh”. 
Trở lại câu chuyện về 18 y bác sĩ của bệnh viện Phụ sản Hà Nội, kỹ thuật viên khoa xét nghiệm của BV Bệnh nhiệt đới trung ương hay bác sĩ điều trị cai nghiện cho người nghiện ma túy bị AIDS… nếu có biện pháp bảo hộ tốt; đưa các sản phẩm thuốc tiêm ống nhựa thì có lẽ đã không xảy ra những tình trạng đáng tiếc như vậy.
Bên cạnh việc tăng cường bảo hộ cho các nhân viên y tế, các bệnh viện cũng cần đẩy mạnh việc mua bảo hiểm trách nhiệm. Theo quy định mới của Chính phủ, kể từ ngày 01/01/2012 các bệnh viện phải triển khai mua bảo hiểm trách nhiệm cho thày thuốc về các tai biến, rủi ro trong khám chữa bệnh. Điều này sẽ tạo tâm lý an tâm hơn cho các y, bác sĩ khi làm việc.
Dẫu biết rằng, sự cố y khoa là điều khó tránh khỏi đối với hệ thống y tế ở bất kỳ quốc gia nào, kể cả những quốc gia có nền y học tiên tiến nhưng với sự phát triển của khoa học, rất nhiều công nghệ mới đã được ứng dụng, rất nhiều phương pháp chữa bệnh mới đã và đang mang lại những kết quả khả quan. 
Hy vọng các sản phẩm thuốc tiêm ống nhựa nói chung, nước cất ống nhựa nói riêng sẽ được sử dụng rộng rãi hơn nữa, góp phần giảm thiểu tai nạn y khoa nói chung và tai nạn nghề nghiệp cho các nhân viên y tế nói riêng.
Theo Dân Trí

Bình luận(0)