Sắp tìm ra “Chén thánh” của máy tính

Google News

Các nhà khoa học vừa tiến thêm một bước quan trọng tới mục tiêu giải mã “Chén thành” trong ngành khoa học máy tính. Đó là loại vi mạch có thể bắt chước não bộ con người.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science Advances hôm 27/9, các nhà khoa học máy tính đến từ Đại học Oxford, Münster và Exeter của Anh do GS C. David Wright dẫn đầu, đã chế tạo thành công vi mạch quang tử chạy bằng ánh sáng thay vì bằng điện, có thể bắt chước hoạt động của các khớp thần kinh trong não bộ.
Sap tim ra “Chen thanh” cua may tinh
Một ngày không xa máy tính có thể suy nghĩ như con người. 
Tốc độ xử lý của hệ thống quang tử nhanh gấp 1000 lần so với não bộ của con người. Các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu sẽ mở ra thời đại mới của công nghệ máy tính với khả năng làm việc và tư duy như con người đồng thời khai thác tối đa hiệu quả về tốc độ và năng lượng.
Để tạo ra “bộ não” của máy tính, các nhà khoa học kết hợp các vật liệu thông thường như đĩa quang học vớimạch quang tử tích hợp được thiết kế đặc biệt để mang lại phản ứng tương tác sinh học giống khớp thần kinh.
“Việc phát triển máy tính có khả năng suy nghĩ như con người là giấc mơ của các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ. Thông qua mạng nơ-ron và khớp thần kinh, “bộ não” của máy tính có thể đồng thời xử lý và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ mà chỉ tốn vài số điện. Máy tính thông thường không thể đạt được hiệu suất này”, GS Harish Bhaskaran thuộc Đại học Oxford, một trong các nhà nghiên cứu, nói.
“Khả năng xử lý của máy tính điện tử hiện nay khá chậm. Nếu chúng ta làm cho tốc độ xử lý của chúng càng nhanh thì điện năng tiêu thụ càng lớn. Trong khi đó máy tính thông thường vẫn chỉ là những cỗ máy vô tri, vô giác. Chúng không thể bồi đắp kiến thức và xử lý thông tin như não người. Máy tính thế hệ mới không những biết động não mà còn tận dụng lợi thế lớn về tốc độ và năng lượng”, GS C David Wright giải thích.
Theo Song Hà/Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)