Tiết lộ “sốc, ghê tởm” con đường di cư của người da đỏ

Google News

Người da đỏ Cherokee bị quây lại trong các trại nhỏ không khác gì súc vật.

Đến đầu năm 1838, khi mới chỉ có 2.000 người da đỏ Cherokee di chuyển về phía Tây, Tổng thống kế nhiệm lúc này là Martin Van Buren đã hạ lệnh thúc đẩy công cuộc sơ tán.
Tháng 5/1838, cuộc bố ráp đầu tiên bắt đầu trên lãnh thổ Cherokee. Gần 7.000 lính liên bang trang bị súng và lưỡi lê được điều đến, bất ngờ xông vào trại Cherokee bắt giữ và ép họ rời khỏi vùng đất đang định cư.
Tiet lo
Con đường nước mắt đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nước Mỹ. 
Người Cherokee bị quây lại trong các trại nhỏ không khác gì súc vật. Không chỉ vậy, họ không được phép thu dọn đồ đạc hay chuẩn bị lương thực, vật dụng cho chuyến hành trình và phải ra đi ngay lập tức. Những ngôi nhà của họ nhanh chóng bị cướp bóc và đốt phá. Chỉ trong vòng vài tuần, khoảng 17.000 người bị áp tải tới trại tập trung.
Tại đây, người Cherokee không được cung cấp thuốc men cũng như lương thực đầy đủ và bị bỏ đói đến nỗi phải ăn vỏ cây. Điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Họ phải đi chân đất hàng trăm km trong tuyết lạnh và mưa, bị đưa lên thuyền vượt qua những con sông của các bang Tennessee, Ohio, Mississipi, Illinois và Arkansas.
Ngay cả những người già cũng phải mang những gánh hàng khổng lồ. Cứ mỗi chặng dừng, lại có 13 người chết. Quân đội liên bang còn tàn ác đến mức giết cả trẻ con chỉ vì mang chúng quá nặng. Rất nhiều người bị bắn và bị bỏ lại suốt dọc đường đi.
Trước sự tàn bạo của quân lính, thủ lĩnh Ross đã gửi yêu cầu được tự lo liệu cuộc di tản của bộ tộc. Lời đề nghị cuối cùng được chấp thuận mặc dù quân đội liên bang vẫn đóng tại đây để thúc đẩy công cuộc di dời và đảm bảo bộ tộc hoàn thành “nghĩa vụ”. Để bắt đầu di dời, thủ lĩnh Ross đã chia bộ tộc Cherokee thành 16 nhóm nhỏ và di chuyển thành từng đợt.
Tiet lo
Tượng đài tưởng niệm những người đã chết trên “con đường nước mắt. 
Cuối mùa hè năm 1838, đoàn người đầu tiên được tự do lên đường di chuyển sang miền Tây. Đoàn cuối cùng rời trại là vào tháng 12 năm đó. Thời tiết khắc nghiệt, bệnh tật tràn lan, tình trạng thiếu lương thực đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, đặc biệt là người già và trẻ em. Đã có hơn 4.000 người bỏ mạng trên đường.
Nhưng với nghị lực mạnh mẽ, họ vẫn tiếp tục cuộc hành trình, băng qua những ngọn đồi, rừng núi, các khúc sông nguy hiểm dưới thời thiết giá lạnh của mùa đông, đi bộ suốt chặng đường hơn gần 1.300 km. Tháng 3/1839, đoàn người cuối cùng đã di chuyển đến vùng đất mới. 3 tháng sau đó, sau khi hoàn thành chuyến di dời sang phía Tây, một số lãnh đạo ủng hộ Hiệp ước Echota đã bị các thành viên phản đối di dời của bộ lạc ám sát.
Mặc dù chuyến đi kết thúc nhưng khó khăn vẫn ở trước mắt. Người da đỏ phải gây dựng lại cuộc sống hoàn toàn mới trên vùng đất xa lạ. Sau rất nhiều năm, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Ross, cộng đồng Cherokee được gây dựng và biến đổi, trở thành một trong những cộng đồng da đỏ lớn nhất tại Bắc Mỹ với dân số hiện tại khoảng 317.000 người.
Họ đã lập các doanh nghiệp, trường học công lập và xuất bản báo bằng chữ viết riêng của bộ tộc. Mặc dù chính phủ hứa hẹn sẽ không bao giờ xâm phạm tới vùng đất mới của người Cherokee, nhưng làn sóng “Tây tiến” của người da trắng đã dần xóa bỏ lãnh thổ của người da đỏ và nơi đây đã trở thành bang Oklahoma ngày nay.
Trong khi người da trắng cho rằng cuộc di dời này chính là ý nguyện của Chúa và nước Mỹ phải là vùng lãnh thổ trải dài từ vùng Đại Tây Dương đến bờ biển Thái Bình Dương, đối với người dân da đỏ, đây là hành trình của nước mắt và cái chết diễn ra từ mùa hè năm 1838 đến mùa xuân năm 1839.
Đối với rất nhiều bộ tộc da đỏ khác, “Con đường nước mắt” cũng phản ánh một phần lịch sử của họ. Các bộ tộc Choctaw, Seminole, Creek và Chickasaw đã lần lượt di dời vào các năm 1831, 1832, 1834 và 1837. Theo thống kê, đã có 70.000 người thổ dân da đỏ bị bắt phải rời khỏi vùng đất quê hương, nếm trải vô vàn khó khăn.
Cuốn “Hồi ức Sam Cloud” - hồi ký của một thành viên bộ lạc Cherokee đã tham gia cuộc di dời sang miền tây, phản ánh phần nào sự khốc liệt của hành trình hủy diệt này. Câu chuyện của ông đã được kể lại theo lời của người cháu Michael Rutledge và được trích dẫn trong một bài báo có tựa đề “Tha thứ trong thời đại của sự lãng quên”.
Mẹ tôi lên cơn sốt và ho dữ dội nhưng tôi không thể lay mẹ dậy. Tôi không hiểu cha đã chết khi nào và cả cái chết của mẹ. Và rồi tôi đột nhiên nhận ra rằng tôi chỉ còn lại một mình. Binh lính vẫn hối thúc. Khi chúng tôi đi qua những thị trấn của người da trắng, họ chạy ra xem nhưng không hề ngăn cản cuộc hành trình này. Tất cả những gì tôi thấy là màu da của họ. Và tôi ghét điều đó”.
Sau nhiều năm đấu tranh, cuối cùng chính phủ Mỹ cũng nhận ra tầm quan trọng của bộ tộc người da đỏ. Nhiều bảo tàng được dựng lên và hệ thống giáo dục cũng giảng dạy lịch sử các bộ tộc bản địa Mỹ, coi đây là cách để bày tỏ sự tôn trọng đối với họ.
Năm 1987, chính phủ Mỹ đã thông qua dự luật biến “Con đường nước mắt” thành “Con đường lịch sử quốc gia”, do Cơ quan Quản lý Công viên Quốc gia bảo tồn. Ngày nay, du khách có thể đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử của “Con đường nước mắt” trên những vùng đất trải dài đến cả nghìn km. Tháng 12/2009, Tổng thống Barack Obama đã ký một nghị quyết trong đó gửi lời xin lỗi chính thức tới tất cả các bộ lạc da đỏ vì những bất công trong quá khứ.
Mời quý độc giả xem video về Những chuyến công du triệu đô của ông Obama (nguồn Youtube):
Theo Báo Tin Tức

>> xem thêm

Bình luận(0)