Sự thật thú vị “ông vua tự sát” trên quân bài K cơ

Google News

Với những người từng chơi bài tây, hầu như ai cũng biết đến hình thù nhân vật ông vua xuất hiện trên quân K cơ. 

Nguồn gốc
Hẳn nhiều người không còn lạ bộ bài tây chúng ta vẫn chơi ngày nay cũng như xuất phát cùng nguồn gốc với bộ bài Tarot thời Trung Cổ của nó.
Thế nhưng, rất ít người biết rằng, “ông vua của những trái tim ” đã bị cho là tự tử từ những năm 1680 và những câu chuyện, đồn đoán xung quanh nhân vật, vấn đề này đến nay vẫn là điều mới lại với rất nhiều người.
Qua nhiều thế kỷ, với vô số những bộ bài giấy được sử dụng theo những cách khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau nhưng trong quá khứ, vì việc chơi bài từng bị cấm ở nhiều nơi.
Các bộ bài được làm bằng giấy mỏng manh nên cũng không tránh khỏi tình trạng bị phá hỏng và mất mát. Vì những lẽ đó nên việc truy tìm dấu vết gốc tích của các bọ bài tiêu chuẩn ngày nay là điều không dễ dàng.
Một số người lập luận rằng, những lá bài được sử dụng lần đầu tiên vào thời Ai Cập cổ đại song không có một bằng chứng có căn cứ nào có thể xác minh điều này.
Su that thu vi “ong vua tu sat” tren quan bai K co
Quân K cơ trên bài Rouen của Pháp năm 1516 (trái) và quân K cơ được vẽ lại, thu gọn gây hiểu lầm cho đến ngày nay. 
Trong khi đó, vào năm 1000 sau công nguyên, ở Trung Quốc đã ghi nhận trò chơi với những tấm thẻ giấy nhưng chúng chỉ là công cụ của một trò chơi mang tên xúc xắc.
Các bằng chứng đầu tiên kiểm chứng sự xuất hiện của những lá bài giấy cho thấy, loại bài này xuất hiện vào thế kỷ 14 ở châu Âu. Cả bộ bài hiện đại ngày nay và bộ bài Tarot đều có chung nguồn gốc xuất phát từ bộ bài ngày nay gọi là Bộ Ẩn Phụ Minor Arcana.
Những câu chuyện xung quanh lá bài K cơ
Cuộc tìm kiếm vị vua tự sát trên quân bài K cơ bắt nguồn từ lịch sử của quân King of Cup trong bộ bài Tarot. Hầu hết người chơi bài Tarot đều cho rằng quân bài này biểu tượng cho một nhà tri thức có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình.
Trong hình các lá bài gốc Tarot trước đây, có rất nhiều nhân vật xuất thân từ truyền thống hoàng tộc ở châu Âu thời Trung cổ. Mỗi nghệ sĩ chế tạo một bộ bài khác nhau lại vẽ những gương mặt hoàng tộc khác nhau lên đó và nhiều vị vua trong lịch sử đã được vinh danh.
Theo thời gian, một phiên bản đã tồn tại và nổi bật hơn tất cả những phiên bản khác và nhìn vào phiên bản đó, rất nhiều người đã cho rằng, ông vua trên lá bài K cơ đang định tự sát.
Từng có nhiều giả thiết đưa ra về con người thực của nhân vật trên quân K cơ. Một bộ phận tin rằng khuôn mặt trong quân bài K cơ chính là hình vẽ cách điệu của vua Charles Đại đế (tức Charlemagne).
Tuy nhiên, vì ông sống thọ 71 tuổi nên mối liên hệ với việc tự sát của nhân vật trên quân K cơ là k đúng.
Một số báo cáo khác thì cho rằng, “ông vua của những trái tim” là Alexander Đại đế, người qua đời ở tuổi 32 vào năm 323 trước công nguyên. Ông bị trụy tim, có thể vì sốc trước cái chết của người mà ông yêu mến là Hephaestion.
Dù vậy, đã có những bằng chứng cho thấy ông bị đầu độc.
Một nhân vật khác cũng được liệt vào danh sách “ứng viên” hiện diện trên quân K cơ là vua Charles VII của nước Pháp, người đã phát điên vì chứng ung thư vòm miệng và chết năm 1461 do không thể ăn hay uống gì.
Nhiều câu chuyện đã được “nhào nặn” về việc ông tự tay cắt cổ mình ra sao và cụm từ “Vị vua tự sát” là để mô tả sự cố kinh hoàng này song trên thực tế, điều này cũng không có cơ sở trong lịch sử.
Cuối cùng, người ta đưa ra một giả thiết được cho là khả dĩ nhất, theo đó, thực hư về việc “ông vua tự sát” hiện diện trên lá bài K cơ thực chất chỉ là lỗi của người nghệ sĩ.
Theo đó, lập luận được đưa ra là: Không lâu trước năm 1680, một nghệ sĩ đã được thuê để thiết kế những lá bài mới dựa trên các lá bài Rouen của Pháp năm 1516. Tuy nhiên, người này chỉ vẽ phần đầu và phần thân trên thay vì vẽ toàn bộ chân dung.
Có nhiều điểm tương đồng giữa bộ bài tây ngày nay với bộ bài Rouen như quần áo, khuôn mặt của các nhân vật trên các lá bài đầu người và thực tế là trong bộ bài hiện đại, ông vua trên quân K rô cầm một cái rìu.
Trong bộ bài Rouen, cả hai quân K đỏ đều cầm rìu, nhưng quân K cơ giơ cao rìu như thể sắp xung trận. Vì không gian hạn hẹp của lá bài, nghệ sĩ chỉ cho thấy phần chuôi của lưỡi rìu. Các nghệ sĩ vẽ bài sau đó đã nhầm lẫn phần chuôi rìu đó với một lưỡi kiếm và
Do nghệ thuật phối cảnh 2D nên thanh kiếm dường như đang kề đầu nhà vua. Vì bộ bài tiêu chuẩn đó được sao chép đến tận hôm nay nên không ít người hiểu lầm rằng, “ông vua của những trái tim” đang tự sát.
Theo Thế Giới Trẻ

Bình luận(0)