Những trò lừa bịp nổi tiếng lịch sử nhân loại

Google News

(Kiến Thức) - Không ít trò lừa bịp nổi tiếng được dàn dựng một cách công phu khiến nhiều người mắc lừa một cách ngoạn mục.

Trò đùa thu hoạch mì spaghetti
Nhung tro lua bip noi tieng lich su nhan loai
Vào ngày 1/4/1954, một trò lừa bịp nổi tiếng gây náo loạn dư luận đó là về "cây spaghetti". Theo đó, kênh truyền hình tin tức Panorama của đài BBC đưa tin, do mùa đông không lạnh giá và việc loài mọt ngũ cốc bị tiêu diệt, các nông dân Thụy Sĩ đã có một vụ mùa thu hoạch mì spaghetti bội thu. Bản tin này thu hút 8 triệu người xem. Ngay sau khi kết thúc bản tin, hàng ngàn người dân đã gọi đến BBC nhờ tư vấn cách trồng cây mì spaghetti.
Trước tình hình đó, ngay trong tối 1/4 trước khi kết thúc chương trình phát sóng trong ngày, BBC đã đăng tải thông báo rằng bản tin về thu hoạch mì spaghetti chỉ là trò lừa bịp nhân ngày Cá tháng Tư.
Nhật ký của nhà độc tài Adolf Hitler
Nhung tro lua bip noi tieng lich su nhan loai-Hinh-2
Năm 1983, tờ báo Đức Stern đưa tin về việc nhà báo Gerd Heidemann vừa phát hiện được một nguồn tư liệu rất quan trọng về Đức quốc xã: Nhật ký của Adolf Hitler được ghi chép trong khoảng thời gian 1932 - 1945. Cuốn nhật ký này được Heidemann mua của tiến sĩ Fischer bí ẩn với giá khoảng 5,5 triệu USD.
Sau khi thông tin gây chấn động trên được công bố, Heidemann được ca ngợi có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu về nhà độc tài Hitler cũng như một giai đoạn lịch sử đặc biệt. Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học đã chứng minh những ghi chép đó không thể được Hitler viết ra trong những năm 1930 - 1940. Theo đó, cuốn nhật ký bị lật tẩy là đồ giả mạo. Kết quả điều tra cho thấy cuốn nhật ký của Hitler giả mạo trên là sản phẩm của một ông thợ đóng móng ngựa ở Stuttgart tên là Konrad Kujau. Sau khi trò lừa bịp bị vỡ lở, Heidemann và Kujau đều bị đem ra xét xử và kết án 42 tháng tù giam.
Tiên cá Fiji
Nhung tro lua bip noi tieng lich su nhan loai-Hinh-3
Từ giữa tháng 7/1842, một người Anh có tên tên Dr. J. Griffin (tên thực Levi Lyman), được cho là thành viên trường Trung học Lịch sử Tự nhiên Anh tại New York, khẳng định bắt được tiên cá gần quần đảo Fiji ở nam Thái Bình Dương. Ngay lập tức, câu chuyện này trở thành chủ đề gây chấn động dư luận.
Barnum thuyết phục thành công nhà tổ chức chương trình kiêm doanh nhân người Mỹ, Phineas Taylor Barnum ở Bảo tàng Mỹ Barnum tại New York, Mỹ tổ chức buổi triển lãm trưng bày nàng tiên cá trên. Rất đông người dân đã đổ xô đến bảo tàng để chiêm ngưỡng nàng tiên cá. Khác với kỳ vọng của người dân, nàng tiên cá của Barnum khác xa so với truyền thuyết khi tiên cá Fiji có nửa thân trên của một con khỉ vị thành niên khâu cùng mình cá ở phía dưới.
Trên thực tế, tiên cá Fiji được tạo ra tại Nhật Bản vào khoảng năm 1810. Tại đây, người dân tạo ra những nàng tiên cá có hình thù kỳ lạ theo một loại hình nghệ thuật truyền thống của ngư dân.
Tâm Anh (theo CBS)

Bình luận(0)