Những ngộ nhận sai lầm về Chiến tranh thế giới 2

Google News

(Kiến Thức) - Một số nước đã sử dụng phương pháp tuyên truyền hay các phương tiện truyền thông... khiến nhiều người có cái nhìn sai lệch về Chiến tranh thế giới 2.

Mỹ một mình làm nên chiến thắng hồi Chiến tranh thế giới 2
Sự tuyên truyền chính trị, các phương tiện truyền thông và các bộ phim của Hollywood thường mô tả Mỹ đã một mình làm nên chiến thắng hồi Chiến tranh thế giới 2 hoặc ít nhất họ cũng cố gắng khắc họa hình ảnh nước Mỹ có công lao lớn hơn cả vào chiến thắng chung so với các nước đồng minh.
Một ví dụ điển hình cho sự tuyên truyền thái quá các công lao của nước Mỹ một mình làm nên chiến thắng hồi Chiến tranh thế giới 2 là bộ phim U-571 của đạo diễn Jonathan Mostow. Trong đó, bộ phim miêu tả các thủy thủ tàu ngầm Mỹ đã thu giữ được tàu ngầm U-boat của phát xít Đức và giải mã thành công máy Enigma - thiết bị tạo và giải mã các thông tin mật của Đức.
Nhung ngo nhan sai lam ve Chien tranh the gioi 2
 Hồng quân Liên Xô chiến đấu ở Jelgava, Latvia hồi mùa Hè năm 1944.
Tuy nhiên, trên thực tế, Ba Lan mới chính là quốc gia đầu tiên thu giữ được máy Enigma năm 1928 và giải mã thành công thiết bị trên vào năm 1932. Sau đó, họ chia sẻ những phát hiện của mình với Anh và Pháp vào năm 1939. Bộ phim đã gây ra những ngộ nhận rằng, Mỹ chính là quốc gia đầu tiên giải mã thành công máy Enigma.
Cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, các phương tiện truyền thông Mỹ vẫn không nói gì về vai trò của Liên Xô trên mặt trận phía Đông hồi Chiến tranh thế giới 2. Trên thực tế, Liên Xô đã tạo ra bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa quyết định trên chiến trường trong khoảng thời gian từ tháng 6/1941 - 5/1945. Trong đó, trận Stalingrad diễn ra từ tháng 8/1942 - 2/1943 có vai trò quan trọng. Thêm vào đó, quy mô mặt trận phía Đông lớn gấp 4 lần mặt trận phía Tây. Theo ước tính, 8 triệu binh sĩ Liên Xô đã thiệt mạng, lớn gấp 20 lần số binh lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh thế giới 2. Khoảng 13,7 triệu dân thường Liên Xô thiệt mạng trong cuộc chiến khốc liệt trên.
Nhiều trẻ em phương Tây không biết đến những thông tin trên cũng như vai trò của các nước khác góp phần tạo nên chiến thắng Chiến tranh thế giới 2.
Winston Churchill là nhà lãnh đạo được cả thế giới yêu mến
Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã để mất niềm tin và từ chức thủ tướng hồi Chiến tranh thế giới 2. Ông đã đề nghị Winston Churchill giữ chức thủ tướng Anh vào năm 1940. Trong khi một số thành viên bảo thủ coi Thủ tướng Churchill không được yêu mến rộng rãi thì một số nhà sử học, người viết tiểu sử và cuộc thăm dò ý kiến sai lệch đã dẫn đến những ngộ nhận sai lầm. Kết quả là ở những nơi không hiểu gì về lịch sử nước Anh như tiểu lục địa Ấn Độ thường nói rằng Thủ tướng Churchill trong chiến tranh thế giới 2 là một nhà lãnh đạo được công chúng yêu mến rộng rãi.
Nhung ngo nhan sai lam ve Chien tranh the gioi 2-Hinh-2
Thủ tướng Churchill ngắm bắn với khẩu súng Sten hồi tháng 6/1941.
Tuy nhiên, trên thực tế, điều này hoàn toàn trái ngược khi nhà lãnh đạo đạt được sự hỗ trợ phổ biến ngắn hạn trong giai đoạn chiến tranh hoặc một cuộc khủng hoảng quốc tế. Điều này nằm trong chính sách ngoại giao của Anh. Sau chiến tranh thế giới 2, tầm ảnh hưởng của Thủ tướng Churchill dần suy giảm. 
Cụ thể, trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên khi chiến tranh kết thúc, Đảng Lao động của Thủ tướng Churchill gặp thất bại. Một số lý do đã được đưa ra để giải thích tại sao Thủ tướng Churchill không giữ được chiếc ghế của mình. Theo đó, một số người đưa ra nhận định rằng Thủ tướng Churchill đã góp phần khiến cuộc chiến tranh thế giới 2 kéo dài trong 6 năm cũng như đề cập đến mối đe dọa của Hồng quân Liên Xô đối với Anh, Mỹ. 
Thủ tướng Churchill đã cố gắng thực hiện chiến dịch mang mật danh Unthinkable nhằm chống lại Hồng quân Liên Xô vào ngày 1/7/1945 mà có thể châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ 3 nổ ra. Đó là một số lý do khiến niềm tin của công chúng đặt vào Thủ tướng Churchill dần mất đi.
Tâm Anh (theo War History Online)

Bình luận(0)