Lời lý giải hãi hùng cho hiện tượng "ma cà rồng" ngoài đời thực

Google News

Sự tồn tại của ma cà rồng vẫn được coi là một hiện tượng bí ẩn khi chưa có bằng chứng khoa học cụ thể.

Từ trước tới nay, người ta luôn nghĩ hình ảnh của bá tước Dracula hay ma cà rồng chỉ là tưởng tượng, hư cấu. Nhưng sự thật, chúng được xây dựng dựa trên những trường hợp ngoài đời thực, mắc phải những hội chứng kì lạ như thèm máu, sợ ánh sáng Mặt trời…
Những ma cà rồng ngoài đời thực…
Câu chuyện đầu tiên xảy ra vào những năm 1940 tại đảo quốc sương mù - Anh. Người đàn ông 29 tuổi, tên Neville Heath đã làm chấn động giới truyền thông nước này bởi tội ác hút máu người của mình.
Vốn là một sĩ quan quân đội, nhưng không hiểu vì lý do gì mà Neville Heath bỗng trở nên... bệnh hoạn. Y lừa một cô gái trẻ vào khách sạn, hãm hiếp dã man và sát hại nạn nhân bằng những dụng cụ kim loại cùn. Trên thi thể nạn nhân, người ta phát hiện một số bộ phận cơ thể bị cắn đứt bằng răng.
Sau khi gây án, Neville Heath bỏ trốn và chỉ hai tuần sau, hắn lại gây án tương tự. Neville sớm bị bắt và với tội danh của mình, hắn bị kết án tử hình cùng năm. Giới truyền thông khi đó đặt cho Neville cái tên “quý ông Ma cà rồng”.
Câu chuyện thứ hai nói về một chàng trai trẻ Allan Menzies (22 tuổi). Bộ phim yêu thích của anh chàng là Queen of the Damned - một bộ phim nói về ma cà rồng. Allan xem phim này ít nhất hơn 100 lần và y thực sự bị ấn tượng bởi nhân vật nữ chính - nữ ma cà rồng Akasha.
Thomas McKendrick là bạn thân của Allan Menzies, hai người cùng nhau xem phim và có vẻ bị ám ảnh rất nặng về hình tượng ma cà rồng.
Riêng Allan, có những lúc cậu ta đã la hét, rên rỉ như ma cà rồng thật. Và rồi điều gì đến cũng phải đến, ngày 11/12/2002, Thomas McKendrick mất tích, đương nhiên nơi cuối cùng mà anh ta tới chính là chỗ của Allan Menzies.
Thomas McKendrick là bạn thân của Allan Menzies, hai người cùng nhau xem phim và có vẻ bị ám ảnh rất nặng về hình tượng ma cà rồng.
Riêng Allan, có những lúc cậu ta đã la hét, rên rỉ như ma cà rồng thật. Và rồi điều gì đến cũng phải đến, ngày 11/12/2002, Thomas McKendrick mất tích, đương nhiên nơi cuối cùng mà anh ta tới chính là chỗ của Allan Menzies.
Sau nhiều biện pháp điều tra, cuối cùng cảnh sát cũng bắt được kẻ sát nhân, đó chính là Allan Menzies. Tại phiên tòa, anh chàng thừa nhận đã ăn một phần đầu và uống máu bạn mình.
Allan giải thích rằng, anh ta đã lựa chọn một cuộc sống khác thuộc về ma cà rồng. Anh thường xuyên nghe đi nghe lại ca khúc trong bộ phim yêu thích. Mỗi khi nghe xong, Allan đều muốn ra ngoài và giết người hút máu. Anh giết Thomas vì cậu ta dám xúc phạm nhân vật yêu thích Akasha của mình.
Hiện tượng bí ẩn về sự tồn tại của ma cà rồng vẫn luôn thu hút được một lượng lớn quan tâm, một phần vì ma cà rồng là một nhân vật quá nổi tiếng trên phim ảnh, nhưng một phần cùng vì sự tồn tại này vẫn còn nằm trong bóng tối. Tuy nhiên đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được những mảnh ghép để giải thích hiện tượng bí ẩn này.
Tâm lí - Bệnh ma cà rồng
Bệnh ma cà rồng tuy hiếm gặp nhưng là chuyện có thật. Một đặc điểm nổi bật của bệnh này là bệnh nhân rất thích máu. Người bệnh có những hành động kỳ quái như thích uống máu, thích nhìn máu chảy, thích giao hợp với xác chết... Hằng năm, y văn thế giới vẫn đề cập đến một số trường hợp mắc bệnh này, từ nhẹ đến nặng.
Một đặc điểm nổi bật của bệnh này là bệnh nhân rất thích máu. Sự quan tâm đặc biệt đến máu của người bệnh, những rối loạn nhận thức về bản thân và sở thích bệnh hoạn về cái chết khiến người bệnh có những hành động kỳ quái, ghê tởm như thích uống máu, thích nhìn máu chảy, thích giao hợp với xác chết... nhìn hiện tượng này bên ngoài không khác với những truyền thuyết ma cà rồng là bao.
Năm 1980 một nhà tâm thần học đã kể lại trường hợp lạ lùng của một bệnh nhân thích chọc thủng tĩnh mạch của mình rồi dùng kính soi ngắm nghía dòng máu chảy ra; hoặc chọc thủng tĩnh mạch ở tay, hứng những giọt máu bỏ vào miệng uống. Một nhà tâm thần học khác kể lại trường hợp một nữ bệnh nhân tồn trữ máu của mình trong lọ, khi nào thấy tinh thần căng thẳng, chị ta lấy lọ máu ấy ra ngắm nghía và tình trạng căng thẳng dịu lại.
Như vậy, trong thực tế có một căn bệnh làm người bệnh rất thích máu, được tạm gọi là bệnh "ma cà rồng". Bệnh này hiếm gặp và thuộc lĩnh vực bệnh tâm thần, không liên quan gì đến các chuyện ma quái, rùng rợn của những con ma cà rồng trong truyền thuyết.
Sinh lý - Hội chứng ma cà rồng và Bệnh Porphyrin
Loi ly giai hai hung cho hien tuong "ma ca rong" ngoai doi thuc
Hội chứng Ma cà rồng chứng minh cho hiện tượng bí ẩn ma cà rồng chỉ là 1 dạng bệnh lý. 
Hai anh em George Cullen, 11 tuổi và Simon Cullen, 13 tuổi bị mắc hội chứng Hypohidritic Ectodermal Dysplasia rất hiếm gặp, hội chứng này còn được biết đến với cái tên “ma cà rồng”. Hai cậu bé này có bộ răng mọc không đầy đủ nhưng lại rất nhọn, ngoài ra 2 cậu bé còn không thể toát mồ hôi và phải hạn chế ra ngoài trời.
Khi Simon 6 tháng tuổi, cậu bé không mọc răng và lúc đó các bác sĩ đã cho rằng Simon bị mắc hội chứng Hypohidritic Ectodermal Dysplasia, hội chứng ma cà rồng, căn bệnh do đột biến gen rất hiếm gặp và chỉ có khoảng 7000 người trên thế giới mắc hội chứng này.
Bên cạnh đó là bệnh Porphyrin, Porphyrin là căn bệnh hiếm gặp của cả nhân loại (đến nay cả thế giới mới chỉ phát hiện khoảng 200 trường hợp từ nhẹ đến nặng). Đây là một bệnh di truyền gene lặn do thiếu sót enzym trong quá trình tổng hợp nhân Heme.
Porphyrin gây phồng rộp, sưng tấy và hoại tử da ngay sau khi người bệnh tiếp xúc với ánh nắng. Nhiều người gọi đây là bệnh “ma cà rồng” bởi da bị tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và hậu quả để lại là những vết sẹo gây biến dạng khủng khiếp trên mặt, tay, chân bệnh nhân, thậm chí gây co quắp, rụt các chi.
Tạm kết
Với những nguyên nhân và yếu tố tâm lý, bệnh lý hoàn toàn trùng khớp với mô tả về ma cà rồng: thích máu, uống máu, răng nhọn, sợ ánh nắng mặt trời... có thể thấy, hình tượng ma cà rồng từ xưa đều có khả năng bắt nguồn từ những yếu tố này, kết hợp với quan niệm tin vào ma quỷ. Như vậy, ma cà rồng vẫn chỉ là một nhân vật hư cấu mà thôi.
Thông tin trong bài chi mang tính chất tham khảo!
Theo Thanh Vân/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)