Chuyện trộm vàng bạc, châu báu trong mộ cổ đại gia Hà thành

Google News

Một thời gian, mộ của quan huyện Nghi và vợ bị rình mò, đào trộm trong đêm. Ông Tòng nói: "Chắc họ nghĩ trong đó có nhiều vàng bạc, đồ quý giá được cải táng theo quan huyện Nghi nên đào trộm, tìm vàng".

Theo lời ông Nguyễn Hữu Tòng, sau năm 1954, ông Nguyễn Hữu Hợp - con trai của quan huyện Nghi, đưa vợ con sang Pháp sinh sống. Nghề buôn vải của gia đình cũng thất truyền từ đó.
Chuyen trom vang bac, chau bau trong mo co dai gia Ha thanh
Ông Nguyễn Hữu Tòng, cháu gọi quan huyện Nghi bằng bác. Ảnh: Diệu Bình 
Ông Tòng cho biết, cụ ông Tòng sinh được 3 người con trai. Ông Nguyễn Hữu Hựu và quan huyện Nguyễn Hữu Nghi là con của người con trai cả.
Ông Nguyễn Hữu Quynh - bố đẻ ông Tòng là con của người con trai thứ. Người con trai cuối cùng là ông Nguyễn Hữu Khâm (ông Tòng gọi ông Khâm là chú).
Ông Tòng giải thích: "Bố tôi và quan huyện Nghi là anh, em con chú con bác, ông Nguyễn Hữu Hựu là anh trai ruột quan huyện Nghi.
Chuyen trom vang bac, chau bau trong mo co dai gia Ha thanh-Hinh-2
Lăng mộ quan huyện Nghi và vợ trong sân UBND thị trấn Văn Điển. Ảnh Diệu Bình 
Theo đó, ông Nguyễn Hữu Hựu - trưởng tộc họ Nguyễn Hữu sinh được người con trai là Nguyễn Hữu Hà. Khi giao lại đất đai cho nhà nước quản lý, ông Nguyễn Hữu Hà chỉ giữ lại một phần của khu nhà thờ làm nơi thờ tự cho gia tộc và một gian nhà nhỏ cắt ra từ khu dinh thự lớn để sinh sống. Còn khu lăng mộ và phần ao trước của nhà thờ ngày nay đã thành trụ sở cơ quan.
Về phần gia đình ông trưởng tộc Nguyễn Hữu Hà, ông lấy vợ và sinh được 5 người con (3 gái, 2 trai).
Cuộc sống khó khăn, nhà lại đông con, ông Hà phải bán gian nhà đang sinh sống. Căn nhà này hiện nay vẫn được chủ mới ở và còn nguyên những nét kiến trúc xây dựng từ thời xưa.
Chuyen trom vang bac, chau bau trong mo co dai gia Ha thanh-Hinh-3
Gian nhà nhỏ nằm trong quần thể dinh thự, nhà thờ của gia tộc họ Nguyễn Hữu được ông Nguyễn Hữu Hà giữ lại để ở, sau bán cho người khác. Ảnh Diệu Bình. 
“Sau khi bán nhà, ông Hà đưa vợ con vào trú ngụ trong nhà thờ họ. Kể từ sau khi đứa con trai thứ 2 bị chết đuối trong chum nước năm 3 tuổi, ông Hà buồn chán lâm vào rượu chè.
Tiền bán căn nhà cũng chỉ đủ cầm cự được một thời gian, ông Hà mang bán dần những đồ cúng tế, ban thờ, lư hương… của dòng họ. Gian nhà thờ lúc này chỉ còn lại xác nhà không", ông Tòng kể giọng đầy tiếc nuối.
Sau này, ông Hà mất, vợ và các con ông tiếp tục cắt nửa gian nhà thờ ra bán và xây một nửa để ở. Được một năm thì người con trai còn lại cũng mất, chỉ còn lại bà Nhì, vợ ông Hà sống ở đó.
Trong gian bếp của nhà vợ chồng ông, hiện nay vẫn còn lưu giữ hai tấm bia đá cỡ đại, cao khoảng 1 mét rưỡi và rộng khoảng 1 mét, khắc chữ Hán - Việt.
Ông Tòng cho biết thêm: "Theo tôi nghĩ, bia đá này khắc danh sách gia phả hoặc những người có công trạng với dòng họ”.
Chuyen trom vang bac, chau bau trong mo co dai gia Ha thanh-Hinh-4
Hai tấm bia đã cỡ đại của nhà thờ gia tộc họ Nguyễn Hữu còn sót lại và bà Nhì - vợ ông Nguyễn Hữu Hà. Ảnh: Diệu Bình 
Ông Tòng chia sẻ thêm, cũng chính vì sự giàu có của gia tộc và chức quan tri huyện mà có thời gian, mộ của quan huyện Nghi và vợ bị rình mò, đào trộm trong đêm. Ông Tòng nói: "Chắc họ nghĩ trong đó có nhiều vàng bạc, đồ quý giá được cải táng theo người mất".
Ông Tòng thông tin thêm, khi con cháu phát hiện nhiều vết nứt vỡ trên mặt ngôi mộ, người nhà quan huyện đã phải gọi nhau ra đóng mộ. Bản chất lăng mộ đá này khi cho áo quan xuống, sẽ thực hiện hàn kín miệng mộ.
Chuyen trom vang bac, chau bau trong mo co dai gia Ha thanh-Hinh-5
Có thời gian mộ quan huyện Nghi bị đào bới, để lại những vết nứt trên nắp mộ. Ảnh: Diệu Bình 
Cũng theo ông Tòng, kể từ ngày nhà thờ họ không còn, hằng năm đến ngày 19/7 âm lịch, con cháu trong gia tộc Nguyễn Hữu đành phải đi cúng nhờ nhà thờ họ của chi thứ ba trong gia tộc, là chi nhà ông Nguyễn Hữu Khâm.
Hiện nay, thỉnh thoảng con cháu ông Nguyễn Hữu Hợp vẫn về Việt Nam, ghé qua thắp hương cho quan huyện Nghi và dòng tộc.
Theo Diệu Bình/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)