“Phát rồ” với cậu em trai lếu láo của người yêu

Google News

(Kiến Thức) – Khi tôi đến nhà anh chơi, nó thường cau có và lầm bầm chửi tôi trong miệng, nó ghét tôi dù tôi chẳng làm gì sai với nó. Nó còn độc mồm, độc miệng gọi tôi là “con điếm”...

Em trai của người yêu tôi năm nay 10 tuổi, đó là một thằng bé nghịch ngợm, láu cá. Tôi biết mình không nên ghét nó, vì dù sao đó cũng là em trai của người yêu mình, nhưng thật sự nhiều lúc tôi không thể nhẫn nhịn được.

Khi tôi đến nhà anh chơi, nó thường cau có và lầm bầm chửi tôi trong miệng, nó ghét tôi dù tôi chẳng làm gì sai với nó. Nó còn độc mồm, độc miệng gọi tôi là “con điếm” và bảo với anh nó là nó ghét tôi. 

Nó là kẻ hai mặt, khi không có ai ở đó, nó lại lân la ra chỗ tôi nói chuyện, bảo tôi phải thường xuyên mua quà cho nó thì nó mới nói tốt về tôi với mọi người trong gia đình nó.

Tôi rất khó chịu khi thấy một đứa trẻ con mới 10 tuổi mà đã xấc xược như thế, tôi có nói chuyện với người yêu tôi thì anh bảo nó còn trẻ con, đừng chấp vặt nó.

Mọi người trong gia đình anh, đặc biệt là mẹ anh thì cưng chiều hết mực, cho dù biết rõ mười mươi là nó làm sai rất nhiều chuyện.

Tôi có nên can thiệp vào chuyện của gia đình anh hay không? Để mặc như vậy thì tôi thấy khó chịu, nhưng can thiệp vào thì tôi sợ anh giận tôi?


 Ảnh minh họa. (Nguồn: 39yst.com)

Chuyên gia tư vấn Deidre:

Bạn thân mến!


Qua những lời bạn kể thì tôi có thể kết luận cậu bé em trai người yêu bạn đã bị gia đình định hướng giáo dục sai lầm. Sai lầm đó đến nay mọi người vẫn cứ bỏ qua và không ai trong gia đình đó có ý định để thay đổi vì cho rằng ở cái độ tuổi đó nó còn quá nhỏ để hiểu vấn đề. Nhưng thực sự thì càng nhỏ chưa uốn nắn thì khi lớn mọi chuyện càng khó khăn hơn.

Có thể cậu bé thiếu sự quan tâm của mọi người trong gia đình và hành động như vậy là một cách cậu bé thể hiện sự tuyệt vọng giận dữ, không hài lòng với những chuyện xung quanh. Tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu như gia đình không có sự can thiệp.

Tôi nhận thấy bạn không đề cập đến cha của cậu bé. Có phải cha của nó đã không còn hay cha mẹ cậu bé đã ly hôn? Tâm lý hành xử bất thường của những đứa trẻ ngỗ ngược thường bắt nguồn từ việc cha mẹ chúng chia tay hay không được gia đình quan tâm.

Điều trước tiên bạn cần làm là tìm khoảng thời gian và không gian phù hợp để trò chuyện với cậu bé, vứt bỏ sự khó chịu của mình. Sau đó, bạn cần tìm kiếm thêm sự trợ giúp từ những người thân của cậu bé như người yêu và mẹ của bạn trai bạn.

Tôi hiểu bạn lo lắng khi cho rằng bản thân chưa phải là một thành viên của gia đình nhưng lại can thiệp sâu vào chuyện trong nhà là điều không hay, thế nhưng vì tương lai của một đứa trẻ, điều đó là quan trọng để thức tỉnh sự quan tâm của mọi người trong gia đình người yêu bạn với em trai/ con trai của họ.
Lưu Thoa (theo The Sun)

Bình luận(0)