Có phải nguyệt thực nào cũng là Mặt Trăng máu?

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều người cho rằng, từ 'Mặt Trăng máu" (Blood Moon) xuất phát từ màu đỏ của Mặt Trăng khi có nguyệt thực. 

Hỏi: Tại sao, cũng là nguyệt thực nhưng lại chỉ có một số nguyệt thực (trong đó có 2 nguyệt thực xảy ra trong năm nay) được gọi là Mặt Trăng máu. Vậy Mặt Trăng máu có gì khác biệt? - Nguyễn Văn Hà (Hà Nội).
 
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam: Nhiều người cho rằng, Mặt Trăng máu (Blood Moon) xuất phát từ màu đỏ của Mặt Trăng khi có nguyệt thực. Nhưng thuật ngữ này không hề dùng để chỉ chung hiện tượng nguyệt thực. 
Thuật ngữ "Mặt Trăng máu" xuất phát từ giả thiết cho rằng Mặt Trăng có màu đỏ là điềm báo của ngày tận thế. Tuy nhiên, nguyệt thực nào Mặt Trăng cũng có màu đỏ như máu nên điềm báo này không "hiệu nghiệm". 
Đầu thế kỷ XXI, có hai linh mục lại bắt đầu tuyên truyền rằng điềm báo sẽ xảy ra khi có một bộ 4 nguyệt thực toàn phần liên tiếp, mỗi lần cách nhau đúng 6 tuần trăng. Tuyên bố này trùng với 4 nguyệt thực (2 nguyệt thực xuất hiện trong năm 2014, 2 nguyệt thực xuất hiện vào ngày 4/4 và 28/9/2015). Đây là lý do nhiều người dùng Mặt Trăng máu để gọi 4 lần nguyệt thực này. Thực tế, về mặt khoa học, 4 nguyệt thực này không có gì khác biệt.
PV (ghi)

Bình luận(3)

Minh Hiền

Mai

Lần tới phải săn bằng được mấy hiện tượng này, không bỏ qua được, hehe.

Minh Hiền

Tâm

Mình chưa lần nào được xem nguyệt thực cả.

Minh Hiền

Loan

Mới được xem Mặt Trăng máu hôm nọ xong, công nhận đã mắt thật.