Số phận ám ảnh của một nô lệ tình dục

Google News

Sokha sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng nghèo gần Phnom Penh, Campuchia. Năm 7 tuổi, cô đã bị ép bán dâm cho Michael Joseph Pepe, một cựu lính thủy đánh bộ Mỹ sống ở Phnom Penh.

Tuy nhiên, theo ABC News, Sokha Chan đã phải trải qua những năm tháng tuổi thơ đen tối. Chúng ám ảnh cô đến tận bây giờ. Và sau rất nhiều năm, mới đây, lần đầu tiên cô quyết định trở lại Campuchia, để đối mặt với quá khứ của mình.
So phan am anh cua mot no le tinh duc
Sokha Chan và chú chó nhỏ của cô. (Ảnh: ABC News) 
Campuchia là một đất nước cổ kính, một điểm đến được nhiều khách du lịch quốc tế ưa thích, nhưng những vụ lạm dụng trẻ nhỏ vẫn là một vấn nạn lớn, bất chấp những nỗ lực giải quyết của các nhà chức trách địa phương.
Sokha sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng nghèo gần Phnom Penh, Campuchia. Năm 7 tuổi, cô đã bị ép bán dâm cho Michael Joseph Pepe, một cựu lính thủy đánh bộ Mỹ sống ở Phnom Penh. "Ông ta đã cướp đi sự trong trắng của tôi", cô kể lại.
Tới giờ cô vẫn không biết vì sao Pepe tới Campuchia để mua dâm những đứa trẻ như cô.
Mới đây, chương trình tin tức Nightline của đài ABC đã công bố một đoạn phim được quay từ camera giấu kín. Qua đoạn phim, người ta thấy những gã Tây ngang nhiên gạ gẫm chuyện tình dục với lũ trẻ từ 8-12 tuổi ở Campuchia.
Video này đã được Agape International Missions (AIM) ghi lại 2 năm trước. AIM là tổ chức chống buôn bán trẻ em làm nô lệ tình dục ở Campuchia. Vợ chồng ông Done Brewster đã thành lập AIM để bảo vệ những trẻ em Campuchia như Sokha.
“Những kẻ ấu dâm đang cướp đi tuổi thơ của bọn trẻ", Brewster nói. “Chúng có thể không cướp đi mạng sống, nhưng cướp đi tuổi thơ của một đứa trẻ. Sokha sẽ không bao giờ có thể lấy lại được một tuổi thơ đúng nghĩa nữa”.
Theo ông, nạn mại dâm vẫn còn tràn lan khắp đất nước này, ẩn bên trong quán massage, quán bar hay quán karaoke. Và trong những căn phòng đó, nhiều bé gái như Sokha vẫn đang bị làm dụng và trao đổi như một món hàng tình dục.
Sokha nói, trong nhiều năm liền cô bị chuyển hết từ nhà chứa này đến nhà chứa khác và luôn bị giam giữ trong một căn phòng tối. “Căn phòng đó rất tối và không có bất cứ thứ gì. Không đèn. Không nhà vệ sinh. Không hề có cái gì cả”, cô nói.
“Ngày nào tôi cũng khóc”, cô cho biết thêm. “Tôi luôn cảm thấy sợ hãi, và đến tận bây giờ, tôi vẫn thấy sợ bóng tối. Ban đêm, khi đi ngủ, tôi không dám nhắm mắt lại… Bởi vì, tôi cảm giác sẽ có ai đó gọi tôi ra ngoài và làm gì đó với tôi”.
Khi Sokha 12 tuổi, cô đã được một tổ chức phi chính phủ hợp tác với ông bà Brewster giải cứu. Lần đầu tiên gặp cô, Don Brewster thấy Sokha rất e dè, ít nói, và bị rối loạn vận động (chứng rối loạn TIC) khá nghiêm trọng.
Nhiều cô gái đến với tổ chức AIM của vợ chồng ông Don Brewster thường cảm thấy họ không hề có giá trị, không thể tự kiếm ra tiền cho gia đình, ngay cả khi gia đình họ chính là người đã bán họ cho những nhà chứa đó.
AIM cho biết, chính mẹ Sokha đã bán con mình cho Pepe. “Tôi rất tức giận và khóc”, Sokha nói. “Tôi đã nói với mẹ tôi rằng tôi có thể làm bất cứ điều gì cho mẹ, như đi bán rau ngoài chợ cũng được, chỉ xin bà đừng bán tôi".
Hiện tại Sokha đã có được một cuộc sống mới tốt đẹp hơn tại Mỹ. Cô đang cố gắng từng ngày để vượt qua những năm tháng đen tối và sợ hãi ấy.
Theo Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)