Ảnh hiếm hầm chứa hạt giống đề phòng ngày tận thế

Google News

Những bức ảnh hiếm hoi về căn hầm chứa hạt giống quý giá nằm ẩn sâu trong lòng núi ở Na Uy nhằm đề phòng ngày tận thế xảy ra.

Đây là căn hầm chứa hạt giống được xây dựng trên quần đảo Svalbard giữa Na Uy và Bắc cực vào năm 2008 với mục đích lưu giữ những hạt giống quý giá của hành tinh như đậu, gạo và lúa mì nhằm chống lại những thảm họa tồi tệ nhất do chiến tranh hạt nhân, biến đổi khí hậu hoặc bệnh tật.
Khi chính phủ các nước bắt đầu lo ngại về sự nguy hiểm với mùa màng do biến đổi khí hậu, Na Uy nổi lên như một trong những nơi duy nhất vẫn còn đáng tin cậy giữa các quốc gia đang phát triển và công nghiệp hóa. Để lựa chọn một địa điểm an toàn cho việc lưu trữ hạt giống, Na Uy là nơi hợp lý nhất.
Anh hiem ham chua hat giong de phong ngay tan the
Hình ảnh bên ngoài hầm hạt giống tại Na Uy vào tháng 10 năm 2015, nguồn: Reuters 
Chính quyền từ Washington tới Bình Nhưỡng đồng ý gửi những nguồn tài nguyên thực vật quý giá nhất tới Svalbard. Wangari Maathai, nhà hoạt động môi trường và cũng là người đoạt giải Nobel người Kenya đã gửi đến thùng hạt đầu tiên vào tháng 2/2008. Khi được đưa đến hầm, hạt giống được đặt dưới nhiệt độ -18 độ C, đóng băng trong suốt thời gian chống lại hạn hán, dịch hạch, chiến tranh, bệnh tật và thảm họa biến đổi khí hậu.
Hiện căn hầm đã chứa 860.000 mẫu hạt giống từ gần như hầu hết tất cả quốc gia trên trái đất này. Thậm chí nếu hệ thống điện bị lỗi, hầm sẽ tự động đóng băng và khóa kín trong vòng ít nhất 200 năm. Để bảo vệ các loại hạt giống, căn hầm ít khi được mở cửa.
Anh hiem ham chua hat giong de phong ngay tan the-Hinh-2
Một nhân viên mở cánh cửa băng dẫn vào kho 1 tại ngân hàng lưu trữ hạt giống gần Longyearbyen trên Spitsbergen, Na Uy nguồn: Reuters 
Trong vô vàn các loại hạt, có cả những mẫu lúa mì, lúa mạch và các loại cỏ phù hợp với các vùng khô hạn, có tính năng chống chịu khô hạn, giúp cây trồng chống chọi với biến đổi khí hậu ở những vùng khô trải dài từ Úc đến Châu Phi.
Kể từ khi hầm hạt giống toàn cầu trên quần đảo Svalbard ở Na Uy được mở cửa vào năm 2008, các ngân hàng gen và các tổ chức trên thế giới đã gửi vào đây khoảng 860.000 mẫu của 4.000 loài thực vật khác nhau từ khắp nơi trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng khi tận thế.
Anh hiem ham chua hat giong de phong ngay tan the-Hinh-3
Túi nhôm đựng các hạt giống bên trong tại ngân hàng gen quốc tế, nguồn: Reuters 
Nó cũng lưu giữ dữ liệu di truyền của các hạt giống đã cất giữ ở những ngân hàng địa phương khác trên toàn cầu. Các hạt giống này là sự thay thế cuối cùng để có thể khôi phục lại các loài thực vật một khi thảm họa tự nhiên hoặc do con người xảy ra.
Các ngân hàng hạt giống địa phương có thể được tiếp cận dễ dàng và trong trạng thái sẵn sàng nhưng nguồn cung cấp từ hầm Svalbard chỉ được yêu cầu khi không còn kế hoạch dự phòng nào khác.
Michael Koch từ tổ chức Global Crop Diversity Trust, nơi tài trợ vận chuyển các lô hàng cho biết “Điều này cho thấy đây là một hệ thống sao lưu toàn cầu và được hoạt động rất an toàn”.
Căn hầm nằm ở vùng ngoại ô của Longyearbyen, thành phố chính ở Svalbard với lối vào bê tông màu xám, màu sắc trông như đang pha lẫn với nét hoang dã của vùng miền. Được tọa lạc trên sườn núi, lối đi dẫn vào hầm dài 120m ăn sâu vào chân núi. Koch cho biết “Khách tham quan xem nơi đây như một địa điểm thật phi thường. Những vị khách đặt chân đến đây bao gồm cả thượng nghị sĩ Mỹ và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon”.
Anh hiem ham chua hat giong de phong ngay tan the-Hinh-4
Asmund Asdal, cố vấn cao cấp từ Nordgen giữ bốn mẫu gạo khác nhau từ Philippines tại căn hầm hạt giống, nguồn: Reuters 
Syria là nơi đầu tiên sử dụng ngân hàng hạt giống. Trong lần nhận đầu tiên, hàng ngàn hạt giống đã được chuyển giao một cách an toàn thông qua đường vận chuyển bí mật đến gần Ma-rốc và Lebanon.
Khoảng 38.000 mẫu hạt giống, bao gồm lúa mì, lúa mạch, đậu lăng và đậu xanh được đặt hàng bởi Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp tại các vùng khô hạn (ICARDA). Trung tâm nằm ở Aleppo nhưng không còn sử dụng đầy đủ các cơ sở vật chất do chiến tranh.
>>> Mời quý độc giả xem video Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ (nguồn Youtube):
Theo Khám Phá

>> xem thêm

Bình luận(0)