Nhà tuyển dụng quyết không nhận lao động Nghệ An, Thanh Hóa

Google News

Không ít nam thanh, nữ tú của hai vùng đất này trở nên "nổi tiếng" vì… quậy phá làm nhiều nhà tuyển dụng phải ngao ngán

(Kienthuc.net.vn) - Tại không ít khu công nghiệp ở Bình Dương, TPHCM, nhiều công ty tuy thiếu lao động trầm trọng nhưng họ nhất quyết từ chối nhận hồ sơ nam người Nghệ An, Thanh Hóa vào làm việc. Thậm chí có công ty còn thẳng thừng treo bảng: “Không nhận nam Nghệ An, Thanh Hóa”.

Mô tả ảnh.

1 số công ty tại Bình Dương và TP HCM khi tuyển người lao động đã treo biển có nội dung thế này

Nói về công nhân ở hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa đang làm việc tại một số công ty ở Bình Dương, một số bảo vệ tại các công ty và người dân sinh sống quanh các Khu Công nghiệp - Khu Chế xuất (KCN - KCX) đều cho biết, có một bộ phận không nhỏ công nhân ở hai tỉnh này thừa máu “yêng hùng” nhưng lại thiếu ý chí làm ăn chân chính.

Một cán bộ phụ trách việc tuyển dụng ở công ty S, tại KCN Sóng Thần, Bình Dương chia sẻ: “Việc tuyển dụng lao đông ở các công ty hầu như diễn ra thường xuyên, nhưng có nhiều công ty không tuyển nam lao đông ở một số tỉnh miền Trung vào làm việc.

Ở công ty chúng tôi trước đây cũng có nhiều lao động ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, nhưng những lao động này không có chí làm việc, lại thường xuyên có xích mích, đánh lộn hoặc chơi bời, quậy phá gây ảnh hưởng đến lợi ích của công ty hoặc quyền lợi của người lao động khác nên chúng tôi dần sa thải”.

Vị này cũng cho biết, đa phần những xích mích thường có mặt của người lao động quê ở Nghệ An, Thanh Hóa nên công ty không dám tuyển lao động nam quê ở Thanh Hóa, Nghệ An trong những năm gần đây.

Có nhiều trường hợp, chỉ một mâu thuẫn nhỏ, người của hai tỉnh này thường kéo bè, kết phái, lập thành nhóm để gây lộn, thậm chí đập phá máy móc, gây hư hỏng tài sản của công ty.

Mô tả ảnh.

Bên cạnh những người tha phương tu chí làm ăn đã có không ít người quậy phá, làm ảnh hưởng chung tới nhiều người lao động khác

Anh Tuấn (Yên Thành - Nghệ An) đã từng có việc làm khá ổn định tại một công ty điện tử ở KCX Linh Trung cho biết: “Tôi vừa bị đuổi việc cách đây mấy bữa, giờ lại phải vất vả mang hồ sơ đi xin việc khác làm mà sống”.

Tìm hiểu được biết nguyên nhân khiến Tuấn bị công ty đuổi việc là do quen biết với bảo vệ nên mỗi ngày đi làm về Tuấn “rinh” một ít thiết bị, máy móc ra ngoài bán kiếm vài trăm nghìn đồng.
 
Vậy mà Tuấn kể chuyện đó với đôi mắt tỉnh queo, cứ như thể đó là một “chiến công” hoặc có chăng cũng chỉ là sự tiếc nuối khi bị phát hiện sớm quá. Dường như Tuấn không nhận thức được rằng việc lấy cắp những thiết bị đó có ảnh hưởng rất lớn đến công ty.

Đồng lương công nhân vốn đã ít ỏi, nhiều người kiếm thêm tiền bằng việc tăng ca nhưng số tiền kiếm được lại không biết chắt chiu, cất giữ mà phung phí vào những cuộc ăn nhậu cùng bạn bè.

Ông Lê Văn Mới, trưởng phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện Dĩ An, Bình Dương cho biết, hầu hết số lao động đến làm việc tại các KCN - KCX đều là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo và chưa có tay nghề. “Cũng dễ dàng nhận thấy rằng, đa phần người lao động đều có quyết tâm, chịu khó làm ăn, chỉ có số ít là không đứng vững trước những cám dỗ của thời cuộc” - ông Mới nói.

“Nữ thì chúng tôi không ngại, bao nhiêu công ty cũng nhận, nhưng nam thì khó đấy. Lao động nam các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh muốn vào làm, phải có người trong công ty bảo lãnh”. – chị Phượng, bộ phận nhân sự, Công ty may E.V, khu công nghiệp Đồng An, Bình Dương cho biết. Theo Lao Động

Công Tý - Khắc Lịch

[links()]

Bình luận(0)