Khảo sát nơi trồng rau Hà Nội: Kinh hoàng nguồn nước bẩn

Google News

(Kiến Thức) - Theo điều tra của Kiến Thức, tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội, rau đang được trồng trên nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Bài viết Khảo sát chợ Hà Nội: Sốc với rau nhiễm sán, giun…đỉa Kiến Thức đăng trước đó đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả. Nhiều độc giả đặt câu hỏi, những nơi trồng rau đó có đảm bảo nguồn nước sạch, chăm bón an toàn hay không?... Trước những ý kiến này, chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với 3 loại rau: rau muống, rau cải xoong và rau cần nước tại khu vực thuộc Từ Liêm và Thanh Trì (Hà Nội).
Rau vẫn sống được chứng tỏ nước không ô nhiễm?
Đó là ý kiến của một số người dân trông rau ở khu vực huyện Từ Liêm (Hà Nội). Theo họ, nếu nước ô nhiễm, nhiễm độc thì rau đã chết chứ không thể sống và phát triển như hiện tại được.
“Tôi thấy nước ở đây tuy có màu hơi đen nhưng không có nặng mùi lắm. Hơn nữa, nếu mà bị nhiễm độc hay ô nhiễm thì rau đã chết rồi chứ làm sao mà sống và phát triển được. Ví dụ như, sông Tô Lịch chẳng hạn, thử đưa rau xuống đấy xem có sống được không”, một người dân trồng rau tại làng Nhân Mỹ nói.
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban
 Rất nhiều nơi nguồn nước đã bị ôi nhiễm, nhưng rau vẫn được trồng và hậu quả thì người ăn phải chịu.
Theo quan sát của phóng viên, tại nhiều khu vực trồng rau, nước thải từ các khu dân cư đều được dẫn ra các cánh đồng, bốc mùi hôi rất khó chịu và có màu đen đặc quánh.
Không chỉ có vậy, loại nước này có rất nhiều sinh vật lạ “cư trú”, bởi ngoài việc nước nhiễm bẩn thì trên bề mặt còn xuất hiện nhiều xác chết động vật. Bởi vậy, các loại ký sinh trùng, ròi bọ rất nhiều không chỉ có trên mặt nước mà ngay cả dưới những gốc rau.
Đối với những bãi rau trên cạn (nước không dẫn tới được – PV), theo quan sát, những người trồng rau cũng lấy nước từ chính những dòng nước thải kia để tưới.
“Chúng tôi không lấy nước này thì lấy nước gì để tưới cho rau. Chẳng lẽ về vặn nước máy ra tưới cho rau chắc”? một người trồng rau tên Hương hỏi lại.
Khi phóng viên đặt câu hỏi, trời mưa thì cần gì phải tưới nước? Thì nhận được câu trả lời: “Chúng tôi đâu chỉ có tưới nước. Rau vừa thu hoạch phải “bón phân” vào thì mới nhanh được hái chứ”. Tuy nhiên, khi hỏi “bón phân” đạm, NPK hay loại gì, thì phóng viên chỉ nhận được một nụ cười.
Nguồn nước có chất gì rau hút vào chất đó
Không chỉ có tình trạng trồng rau trên môi trường đất, nước ô nhiễm, mà ngay cả việc rửa rau tại đây cũng khiến nhiều người phát hoảng. Theo đó, sau khi rau được thu hoạch từ các ruộng “đầm lầy đen” lên, do được trồng ở nơi có môi trường “đặc thù”: bùn lầy, nước đen, nên người dân phải rửa trước khi giao cho các lái buôn.
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban-Hinh-2
 Đây là khu vực rửa rau sau khi thu hoạch từ dưới ruộng lên
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban-Hinh-3
 Những khu vực rửa rau được người dân đào sâu và dẫn nước vào
Theo quan sát của phóng viên, rau được rửa trực tiếp ở đồng, tại các vùng nước đã được chuẩn bị sẵn. Các vùng nước này có diện tích rộng chỉ bằng một chiếc chậu giặt, nước có màu gạch cua. Tuy nhiên, nó có thể rửa với số lượng rau rất lớn.
Theo lý giải của những người trồng rau: “Do đang là mùa mưa, nên rau thu hoạch bị bắn bùn bẩn. Vì thế chúng tôi mới rửa qua cho hết đất, bùn thôi. Chứ ai lại mang về nhà rửa, như vậy vừa mất công mà lãi lời gì nữa”.
Với cách làm chỉ vì cái lợi trước mắt như hiện nay của một số hộ sản xuất rau khu vực ngoại thành Hà Nội, thử hỏi chất lượng rau sẽ ra sao? Và câu chuyện giun, sán có trong rau không có gì là lạ.
Bàn về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm ĐH Bách khoa, cho biết, với những loại rau được trồng dưới nước, đặc biệt là những vùng nước ô nhiễm, nước thải thì ngoài ăn trứng giun, sán có hại cho cơ thể người thì còn có nhiều chất độc khác cũng theo vào cơ thể nữa. Bởi vì ở môi trường nước ô nhiễm có chất gì thì rau hút vào những chất đó. Như vậy cũng đồng nghĩa với tất cả các chất độc đó cũng sẽ theo vào cơ thể người và gây nguy hại đến sức khỏe.
Minh chứng rõ nhất về việc chất độc ngấm vào rau, đó là thử nghiệm của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), khi sử dụng bèo tây, rau muống để xử lý đất bị ô nhiễm chì tại ruộng trồng lúa tại thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Vùng đất này bị ô nhiễm nặng do chất thải từ làng nghề truyền thống về tái chế kim loại. Hàm lượng chì được tích luỹ trong môi trường, đặc biệt trong đất rất lớn. Chất độc từ đất đã được hút vào rau muống. Và rau muống trồng trên đất, nước ô nhiễm đương nhiên trong rau cũng sẽ có đầy đủ các chất ô nhiễm mà nước, và đất bị nhiễm.
* Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Kiến Thức ghi lại được tại một số khu vực trồng rau muống, cải xoong và cần nước ở Hà Nội:
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban-Hinh-4
 Có thế nhìn thấy rõ nguồn nước trên một ruộng rau muống mới được thu hoạch.
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban-Hinh-5
 Cận cảnh nguồn nước ô nhiễm nồng nặc với đủ các loại ký sinh trùng ...
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban-Hinh-6
Tuy nguồn nước ô nhiễm nhưng do có "kỹ nghệ" chăm sóc đặc biệt, vì thế rau cần nước rất tốt.
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban-Hinh-7
 Còn đây là khu vực trồng rau cải xoong ngay bên cạnh rãnh nước thải.
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban-Hinh-8
 Phải chăng, nước này có rất nhiều "chất dinh dưỡng" nên rau rất tốt?
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban-Hinh-9
  Khi rau đã được thu hoạch và bán ra thị trường, người tiêu dùng không hề biết nguồn gốc, rau trồng từ đâu, điều kiện sống của rau như thế nào?
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban-Hinh-10
 Với cách làm như vậy, việc rau nhiễm sán là chuyện bình thường ... (Nguồn ảnh: Facebook).
Khao sat noi trong rau sach o Ha Noi: Kinh hoàng nguòn nuóc ban-Hinh-11
  ...không chỉ nhiễm sán, những loại rau được trồng ở môi trường như trên còn chứa rất nhiều chất độc nguy hại cho cơ thể. (Nguồn ảnh: Facebook).
Lê Phương

>> xem thêm

Bình luận(0)