Mối liên quan giữa tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu

Google News

(Kiến Thức) - Huyết  áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. 

moi lien quan giua tang huyet ap va roi loan mo mau hinh anh
 
Rối loạn mỡ máu là gì?
Chất mỡ trong cơ thể chủ yếu là Cholesterol và Triglyceride
a. Nguồn gốc mỡ Cholesterol
Mỡ trong máu và huyết áp là các thông số độc lập với nhau. Trong đó, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh mỡ máu. Cholesterol trong cơ thể được hình thành từ 2 nguồn:
20% đến từ thực phẩm chứa cholesterol (thịt mỡ, óc heo, lòng đỏ trứng, da gà, da vịt, da heo…) sẽ được hấp thu tại ruột rồi đưa đến gan.
80% còn lại là do cơ thể tự tổng hợp. Do vậy, một số người mặc dù có chế độ ăn hợp lý, cơ thể không thừa cân, thậm chí là gầy nhưng cộng tiếp nhận tế bào suy yếu, không “mở ra” đưa cholesterol vào các mô và cơ quan thì vẫn bị rối loạn mỡ máu.
Có 3 loại cholesterol: VLDL-cholesterol (VLDL-c), LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL- cholesterol (HDL-c)
VLDL: Mang mỡ từ gan đi các nơi khác trong cơ thể, sau khi nhường bớt mỡ cho các tế bào thì VLDL sẽ chuyển thành LDL.
LDL: Là thủ phạm chính gây xơ vữa mạch máu, nên được gọi là cholesterol xấu.
HDL: Được gọi là cholesterol tốt, do HDL có khả năng lấy bớt cholesterol đọng ở thành mạch máu, mang về lại cho gan, giúp ngăn ngừa quá trình tạo mảng xơ vữa.
b. Nguồn gốc mỡ Triglyceride
90% mỡ triglyceride trong máu đều do thức ăn mang lại. Sau một bữa ăn có nhiều chất béo, nồng độ triglyceride trong máu tăng cao. Tuy nhiên, với một cơ thể khỏe mạnh bình thường, 12 giờ sau hầu như tất cả các triglyceride này sẽ được cơ thể chuyển hoá hết. Triglyceride được tổng hợp và chuyển hoá qua lại tại gan và mô mỡ.
c. Các xét nghiệm đánh giá tình trạng mỡ trong máu:
Gồm có các xét nghiệm sau: Cholesterol toàn phần, LDL-c, HDL-c, Triglycerid
Loại mỡ trong máu Trị số bình thường Không tốt gây hại cho sức khỏe
Cholesterol toàn phần Dưới 200 mg% Trên 240 mg%
LDL-c Dưới 130 mg% Trên 160 mg%
HDL-c Trên 45 mg% Dưới 35 mg%
Triglyceride Dưới 160 mg% Trên 200 mg%
Điều trị mỡ máu:
Điều trị không dùng thuốc: Nếu thực hiện tốt có thể giảm được 15-20% cholesterol toàn phần. Điều trị không dùng thuốc gồm 3 phần cơ bản sau:
Ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu.
Thay đổi thói quen ăn uống.
Tập thể dục thể thao.
Điều trị dùng thuốc: Việc dùng thuốc phải được sự kiểm soát của bác sĩ vì các thuốc hầu hết đều có hại cho gan và gây nhiều tác dụng phụ khác. Ngoài ra, các thuốc này khá đắt tiền và thời gian điều trị có thể kéo dài trong nhiều năm. Thông thường sau khi điều trị ít nhất sau ba tháng mới thấy được kết quả.
Mối liên quan giữa tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu:
Tăng huyết áp và rối loạn máu mỡ đều được xem là nguy cơ gây nên các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, ung thư, tiểu đường... đe dọa tính mạng, làm suy giảm tuổi thọ và chất lượng sống. Thực tế là phần lớn người bệnh tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu không có triệu chứng bên ngoài nên người bệnh mất cảnh giác, không điều trị và dự phòng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận…
- Tăng LDL-c hoặc giảm HDL-c sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não… Nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch máu não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
- Tăng Triglyceride sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin dẫn đến tiểu đường. Ngoài ra nếu Triglyceride quá cao (>1000mg/dl) có thể gây ra viêm tuỵ cấp.
- Tăng Triglycerides và giảm HDL-c sẽ làm tăng độ nguy hại của LDL-c. Khi Triglycerides tăng sẽ có biểu hiện tăng VLDL-c. Do đó, hai chất này có thể được coi như đồng dạng.
- Khi HDL-c thấp sẽ làm tăng cơ hội bệnh vành tim, nhưng không có nghiên cứu nào khẳng định điều trị làm tăng HDL-c sẽ làm bệnh khả quan hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy truyền HDL-c apoproprotein vào máu có tác dụng giảm xơ vữa trong động mạch.
- HDL-c là một yếu tố liên hệ tim mạch quan trọng, nhất là khi bị giảm xuống dưới 1.0 mmol/L. Ở hai người bệnh có cùng lượng LDL-c và triglyceride, người bệnh có HDL-c ở mức 0.5 mmol/L có cơ hội bệnh tim mạch gấp 3 lần người bệnh có HDL-c ở mức 1.2 mmol/L.
- Ngay cả khi LDL-c nằm ở mức tốt (<2.5 mmol/L), giảm HDL-c vẫn làm tăng cơ hội bệnh tim mạch.
- Lipoprotein là một chất giống như LDL-c nhưng có chất apoprotein đặc biệt đính vào. Tăng lipoprotein trên 300 mg/dL làm tăng 3 lần nguy cơ bệnh tim mạch. Đây là một chứng bệnh di truyền, không thể điều trị bằng thay đổi cách ăn uống hay tập thể thao, và chưa có thuốc trị đặc hiệu.
Để được tư vấn về bệnh mỡ máu cao xin mời liên hệ hotline: 091.93 94 000 (Dược sĩ tư vấn 24/7 ) hoặc website www.hamomax.vn
Xem video Những điều cần biết về cholesterol và mỡ máu. (Nguồn: Youtube)

PV

Bình luận(0)