Thường vụ Quốc hội góp ý việc “Lấy phiếu tín nhiệm“

Google News

(Kiến Thức) - Theo đại biểu Trương Thị Mai, trong Nghị quyết quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm có điều 6 là căng thẳng quá, một số điều, khoản khác nên cụ thể hơn.

Sáng nay, Ủy ban Thường vụ quốc hội  lấy ý kiến đóng góp về “Một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn”.

Nghị quyết có 12 điều, quy định: những người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; nội dung báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm; việc xác minh, trả lời những vấn đề đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu; mẫu phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; kiểm phiếu và công bố kết quả kiểm phiếu; nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; việc từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức và việc đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Tham gia đóng góp ý kiến đánh giá nội dung Nghị quyết 35, đại biểu K’sor Phước, Chủ tịch hội đồng dân tộc không không đồng tình với việc nêu quá nhiều nội dung với nhiều tiêu chí và cho rằng Nghị quyết chỉ nên tập trung vào một số nội dung, vấn đề chính của những người được lấy, bỏ phiếu.

Đại biểu K’sor Phước cũng thắc mắc về việc những người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo đến đại biểu Quốc hội trong Điều 5 của Nghị quyết là gửi tới từng đoàn hay từng đại biểu quốc hội?.“Nếu mỗi người một tài liệu thì dày cộp, không biết đại biểu đọc bao giờ mới xong. Đọc xong người ta có họp tổ đại biểu không, hay chỉ là tự nhận thức của mỗi người. Rồi việc đi gặp lại bảo là đi vận động. Có những đồng chí làm việc rất tích cực nhưng chỉ cần xảy ra một tiêu cực thôi lúc đó người ta sẽ có cảm giác không tốt. Lúc này dư luận, báo chí nói thêm vào nữa thì rất có thể người ta sẽ bị mất chức”.

Đại biểu Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội nhận xét: “Điều 6, căng thẳng quá. Cần quy định thời gian xác minh xong mọi việc, chứ thế này thì còn phức tạp hơn cả bầu cử quốc hội. Điều 10, 11 cần bổ sung hướng dẫn quy trình nếu người ta muốn từ chức. Trong điều 1 không nên dùng từ từ chức”.

Đại biểu Đào Trọng Thi thì cho rằng, không nên quy định không hợp lệ, nếu không sẽ phải làm theo từng người một. “Vì nếu làm sơ sài để đánh giá một việc mang tính bản chất thì không chấp nhận được. Trong 1 phiếu có bốn người, người bỏ phiếu bầu 3 người, không bầu một người, nhưng vì lý do nào đó phiếu này không hợp lệ thì 3 người được bầu sẽ mất đi một phiếu”, ông Thi lý giải cho ý kiến của mình.

             TIN BÀI LIÊN QUAN


Anh Dũng

Bình luận(0)