Quái chiêu trị “quái xế” chỉ có ở CSGT Thanh Hóa

Google News

(Kiến Thức) - Sáng tạo trong việc ngăn chặn và bắt giữ quái xế bước đầu mang lại cho CSGT Thanh Hóa những thành công nhất định. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến trái chiều về sáng kiến này.

Thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo An ninh trật tự - An toàn giao thông trên địa bàn, từ ngày 28/10/2011 đến khoảng tháng 2/2012, Công an thành phố Thanh Hóa đã tiến hành triển khai đợt ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Theo Đại tá Lê Văn Nghiêm, Trưởng Công an TP Thanh Hóa, thời gian qua, trên địa bàn TP Thanh Hóa thường xuất hiện nhiều đối tượng đi xe máy lạng lách, đánh võng gây mất trật tự an toàn giao thông và gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra. Để hạn chế đến mức thấp nhất tình hình mất an ninh trật tự cũng như đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, Công an TP Thanh Hóa đã có nhiều phương án như: Dùng rào chắn, vây bắt, bắn sơn... nhưng các phương án trên chưa đem lại kết quả cao.

 Các phương tiện đua xe trái phép trong đêm Noel vừa qua bị công an dùng bùi nhùi lưới bắt giữ. Ảnh: Thanh niên

Lý giải về điều này, ông Nghiêm cho biết, các đối tượng đua xe là thanh niên, nhận thức còn kém nên muốn xử lý được là phải bắt được người và phương tiện. Bằng cách vây bắt thông thường thì không thể lùa được chúng, thậm chí còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Công an TP Thanh Hoá đã có sáng kiến dùng lưới để vây bắt “quái xế”.

Theo CSGT Thanh Hóa cho biết, nguyên tắc để áp dụng biện pháp này ban đầu là khi phát hiện đối tượng vi phạm, lực lượng CSGT sẽ ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra, xử lý bình thường. Nếu các đối tượng cố tình không dừng xe, bỏ chạy, thì lực lượng tuyến sau sẽ ném lưới bùi nhùi vào bánh xe sau, khi đó bùi nhùi sẽ bám vào máy, ốc, giảm sóc, bó chặt bánh xe khiến xe giảm dần tốc độ rồi dừng lại. 

Ông Nghiêm cũng cho biết, từ khi áp dụng biện pháp này, trên địa bàn thành phố ít xảy ra tình trạng đua xe, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự an toàn giao thông trong các dịp lễ, Tết.

Tuy nhiên, những người chứng kiến lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên đường thì lo lắng rằng biện pháp này sẽ làm ảnh hưởng đến những người đang cùng tham gia giao thông trên cùng tuyến đường với đối tượng vi phạm giao thông, như giật mình ngã, hoặc đối tượng vi phạm tháo chạy va vào...

 Dùng lưới tóm "quái xế"
 Những "quái xế" bị tóm.
 Phương tiện bị thu giữ.

Theo tìm hiểu, tại nhiều cuộc họp, trao đổi liên quan đến vấn đề quăng lưới bắt "quái xế", đại diện lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, công an Thanh Hóa khẳng định bên cạnh những hạn chế rất nhỏ thì việc áp dụng biện pháp này thực tế mang lại hiệu quả cao trên địa bàn TP Thanh Hóa đối với đối tượng vi phạm giao thông trên.

Cụ thể, trong những tháng đầu năm 2012, hàng trăm phương tiện, cùng nhiều đối tượng quậy phá, đua xe đã bị bắt, giữ, xử phạt vi phạm hành chính; trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP Thanh Hóa được giữ cả ngày, đêm; không còn, giảm đáng kể các vụ đua xe lớn vào ban đêm...Theo ông Trịnh Đăng Vinh - Phó trưởng Công an TP Thanh Hóa cho biết trong thời gian qua biện pháp này vẫn được lực lượng công an Thanh Hóa áp dụng, sử dụng có hiệu quả đối với các đối tượng đua xe thường diễn ra vào ban đêm. 

 Bản vẽ ống phóng bùi nhùi lưới. Ảnh: Báo Thanh niên

Hiện nay, lực lượng chức năng đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện biện pháp này về các mặt như: tiếp tục tập huấn việc ném lưới trúng, hiệu quả; chia tách các búi lưới to thành các búi lưới nhỏ và có gắn trì phù hợp để ném có hiệu quả... Đặc biệt, công an Thanh Hóa đã và đang phối hợp với cơ quan chức năng sản xuất dạng ống bắn lưới bùi nhùi để thay thế cho việc dùng tay ném lưới như hiện nay, để dần hoàn thiện biện pháp này một cách khoa học và hiệu quả, theo Tiền phong.
Lý giải về điều này, ông Nghiêm cho biết, các đối tượng đua xe là thanh niên, nhận thức còn kém nên muốn xử lý được là phải bắt được người và phương tiện. Bằng cách vây bắt thông thường thì không thể lùa được chúng, thậm chí còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Công an TP Thanh Hoá đã có sáng kiến dùng lưới để vây bắt “quái xế”.

Theo CSGT Thanh Hóa cho biết, nguyên tắc để áp dụng biện pháp này ban đầu là khi phát hiện đối tượng vi phạm, lực lượng CSGT sẽ ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra, xử lý bình thường. Nếu các đối tượng cố tình không dừng xe, bỏ chạy, thì lực lượng tuyến sau sẽ ném lưới bùi nhùi vào bánh xe sau, khi đó bùi nhùi sẽ bám vào máy, ốc, giảm sóc, bó chặt bánh xe khiến xe giảm dần tốc độ rồi dừng lại. 

Ông Nghiêm cũng cho biết, từ khi áp dụng biện pháp này, trên địa bàn thành phố ít xảy ra tình trạng đua xe, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự an toàn giao thông trong các dịp lễ, Tết.

Tuy nhiên, những người chứng kiến lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên đường thì lo lắng rằng biện pháp này sẽ làm ảnh hưởng đến những người đang cùng tham gia giao thông trên cùng tuyến đường với đối tượng vi phạm giao thông, như giật mình ngã, hoặc đối tượng vi phạm tháo chạy va vào...
Lý giải về điều này, ông Nghiêm cho biết, các đối tượng đua xe là thanh niên, nhận thức còn kém nên muốn xử lý được là phải bắt được người và phương tiện. Bằng cách vây bắt thông thường thì không thể lùa được chúng, thậm chí còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Công an TP Thanh Hoá đã có sáng kiến dùng lưới để vây bắt “quái xế”.

Theo CSGT Thanh Hóa cho biết, nguyên tắc để áp dụng biện pháp này ban đầu là khi phát hiện đối tượng vi phạm, lực lượng CSGT sẽ ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra, xử lý bình thường. Nếu các đối tượng cố tình không dừng xe, bỏ chạy, thì lực lượng tuyến sau sẽ ném lưới bùi nhùi vào bánh xe sau, khi đó bùi nhùi sẽ bám vào máy, ốc, giảm sóc, bó chặt bánh xe khiến xe giảm dần tốc độ rồi dừng lại. 

Ông Nghiêm cũng cho biết, từ khi áp dụng biện pháp này, trên địa bàn thành phố ít xảy ra tình trạng đua xe, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự an toàn giao thông trong các dịp lễ, Tết.

Tuy nhiên, những người chứng kiến lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên đường thì lo lắng rằng biện pháp này sẽ làm ảnh hưởng đến những người đang cùng tham gia giao thông trên cùng tuyến đường với đối tượng vi phạm giao thông, như giật mình ngã, hoặc đối tượng vi phạm tháo chạy va vào...
Hải Sơn (Tổng hợp)

Bình luận(0)