Câu chuyện khối đá rồng nghìn tỉ ở Bắc Ninh

Google News

Khối đá rồng hay viên ngọc hội tụ linh khí đế vương tại chùa Bình An (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) không chỉ tồn tại trong truyền thuyết

Ông Lê Thanh Nghị, giáo viên trường PTTH Thuận Thành 2, người đã tìm ra chiếc thuyền được cho là từ thời Kinh Dương Vương, nói rằng khối đá nếu tính ra tiền thì lên tới nghìn ti đồng.

[links()]

Có một khối đá rồng và 50 viên đá rồng con?

Câu chuyện về khối đá rồng hay viên ngọc hội tụ linh khí đế vương tại chùa Bình An (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) không chỉ tồn tại trong truyền thuyết hay thần phả. Rất nhiều người tin vào sự tồn tại của nó, trong đó có giáo sư sử học Trần Quốc Vượng.

Tương truyền chùa Bình An được xây trên khối đá rồng tụ linh khí đế vương.
Tương truyền chùa Bình An được xây trên khối đá rồng tụ linh khí đế vương.

Ông Lê Thanh Nghị, giáo viên trường PTTH Thuận Thành 2 cho biết thuở còn sống, giáo sư Trần Quốc Vượng đã nhiều lần về chùa Bình An tìm “những viên đá rồng”.

GS cho rằng ngoài viên nằm ở dưới nền đất chùa Bình An còn có 50 viên đá rồng nhỏ khác nằm rải rác quanh đó. Lần cuối cùng về đây, giáo sư Trần Quốc Vượng đã than với ông Lê Thanh Nghị rằng không thể lấy được 50 viên đá rồng, bởi chúng đang nằm rải rác trong làng đông dân cư quanh chùa Bình An.

Tai của chiếc chuông đồng thời Cảnh Thịnh, một hiện vật lích sử quý hiếm của chùa Bình An.
Tai của chiếc chuông đồng thời Cảnh Thịnh, một hiện vật lích sử quý hiếm của chùa Bình An.

Ông Lê Thanh Nghị cũng tin tưởng tuyệt đối vào sự tồn tại của khối đá rồng. Gần đây, ông định thuê máy móc về chùa Bình An để đào tim khối đá nhưng cuối cùng, ông lại thôi vì sợ quấy đảo chốn linh thiêng nơi cửa Phật.

Ông Nghị là người chính gốc ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Gia đình ông có truyền thống Nho giáo. Ông nội, cha, cụ kỵ của ông đều là những thầy Nho được kính trọng ở vùng này và họ đều tin vào sự tồn tại của khối đá rồng trên. 

Bia từ thời xa xưa kể về khối đá rồng.
Bia từ thời xa xưa kể về khối đá rồng.

Trong một lần dịch văn bia cho chùa Bình An, ông Nghị đã tình cờ phát hiện ra cụ tổ của mình là một vị quan được nhắc đến và ông cho rằng đó là cái duyên của dòng họ mình.

Ông Nghị cũng là người tìm ra chiếc thuyền độc mộc dài 9,7m được cho là có từ thời Kinh Dương Vương cách đây hơn 2000 năm. Ông tìm thấy chiếc thuyền này từ một gợi ý của GS Trần Quốc Vượng nhiều năm về trước nhưng phải tới đầu năm nay, ông mới chợt hiểu ra.

Ông Cao Từ Linh, nhà tư vấn phong thủy và kinh dịch hàng đầu Việt Nam, tác giả của những cuốn sách Dịch học ngũ linh, Phong thủy ứng dụng trong kiến trúc hiện đại, Việt danh học… cũng nhiều lần đến chùa Bình An.

Ông biết về truyền thuyết rằng chùa Bình An được xây trên viên ngọc hội tụ linh khí đế vương và không rõ khối đá rồng ấy có thật không nhưng ông khẳng định rằng khu vực đất chùa Bình An có một nguồn năng lượng mạnh đặc biệt rất hữu ích cho sức khỏe của con người. Chính vì vậy, ông thường về đây để thiền khi có dịp.

“1.000 tỷ đồng là cái giá không có gì quá lố”

Theo ông Nghị, khối đá rông này, nếu được tìm thấy và định giá thì nó phải hơn hẳn chiếc thuyền độc mộc mà ông tìm thấy. Ông Nghị cho biết chiếc thuyền của ông đã được một công ty lớn chuẩn bị đem ra đấu giá với giá khởi điểm là 1 triệu đô la Mỹ.

Chiếc thuyền độc mộc mà ông Nghị tìm thấy trước cửa đền Kinh Dương Vương được đấu giá với giá khởi điểm là 1 triệu USD.
Chiếc thuyền độc mộc mà ông Nghị tìm thấy trước cửa đền Kinh Dương Vương được đấu giá với giá khởi điểm là 1 triệu USD.

Do vậy, khối đá rồng, nếu định giá thì cũng phải tới 1.000 tỉ. Bởi nó không chỉ có giá trị tâm linh, thứ không thể tính bằng tiền, mà còn có giá trị sử dụng. Với nguồn năng lượng mạnh đặc biệt, nó có thể chữa bệnh.

Theo một chuyên gia về đá phong thủy, mức giá 1.000 tỉ của ông Nghị “không có gì quá lố”. Bởi vì với người chơi đá, điều quan trọng nhất của khối đá là giá trị tâm linh mà nếu khối đá rồng kia có thật thì nó có thừa giá trị ấy.

Chuyên gia phong thủy này cũng cho biết khối đá quý "đình đám" nhất trong làng chơi đá cảnh Việt Nam hiện nay là của nghệ nhân Đào Trọng Cường.

Năm 2009, ông Cường mua khối đá này về Việt Nam với chi phí là 1,5 triệu UDS. Khối đá của nghệ nhân ông Cường là ngọc bích Jade nặng 35 tấn, cao 3 m, rộng 2,3 m và dày 2,4 m. Nếu khối đá rồng có thật thì giá trị của nó chắc chắn phải hơn khối ngọc của ông Cường hàng trăm lần và cái giá 1.000 tỉ là “bình thường”.

(Theo Đất Việt)

Bình luận(0)