10 quốc gia dự trữ vàng “khủng” nhất thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Hội đồng Vàng thế giới cho biết, các kho dự trữ vàng chính thức trên thế giới đạt 31.597 tấn trong tháng 2, đồng thời công bố 10 nước dự trữ lớn nhất.

1. Mỹ


Lượng vàng dự trữ chính thức: 8.133,5 tấn

Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 75,7%

Mỹ từng là quốc gia dự trữ vàng lớn nhất về khối lượng vào năm 1952 với tổng cộng 20.663 tấn; sau đó, giảm xuống dưới 10.000 tấn lần đầu vào năm 1968.

2. Đức


Lượng vàng dự trữ chính thức: 3.391,3 tấn

Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 72,8%

Đức có 1.500 tấn vàng trong Ngân hàng Liên bang New York và 450 tấn tại Ngân hàng Trung ương Pháp.

3. Italy


Lượng vàng dự trữ chính thức: 2.451,8 tấn

Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 72,1%

Italy tuyên bố không bán vàng theo hiệp ước chung trong vài năm qua. Tuy nhiên, năm 2011, các ngân hàng quốc gia này coi Ngân hàng Trung ương Italy là nguồn cung cấp và cân đối vàng của cả nước.

4. Pháp


Lượng vàng dự trữ chính thức: 2.435,4 tấn

Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 70,5%

Pháp đã bán ra 572 tấn vàng theo thỏa thuận chung. Ngoài ra, Pháp đã chuyển giao khoảng 17 tấn cho Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) vào cuối năm 2004 để mua lại cổ phần của BIS.

5. Trung Quốc


Lượng vàng dự trữ chính thức: 1.054,1 tấn

Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,7%

Vàng vẫn chiếm một phần trăm rất nhỏ trong 3,2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, so với mức trung bình quốc tế 10%.

Việc dự trữ vàng trở nên rất quan trọng với Trung Quốc khi mà quốc gia này đang muốn quốc tế hóa đồng tiền của mình, theo tờ Financial Times.

6. Thụy Sĩ


Lượng vàng dự trữ chính thức: 1.040,1 tấn

Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 10,6%

Năm 1997, Thuỵ Sĩ bán ra một phần dự trữ vàng vì nước này không còn coi vàng là “cần thiết cho các chính sách tiền tệ”. 1.300 tấn vàng bắt đầu được bán ra từ tháng 5/2000 bởi nước này cho rằng họ đang dư thừa vàng. Thuỵ Sĩ bán ra 1.170 tấn theo thoả thuận về vàng của các ngân hàng trung ương lần 1 và bán thêm 130 tấn theo thỏa thuận lần 2. Sau đó, nước này tuyên bố không bán thêm vàng từ năm 2009 đến nay.

7. Nga


Lượng vàng dự trữ chính thức: 957,8 tấn

Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,5%

Nga bắt đầu dự trữ vàng từ 2006 nhằm đa dạng hoá dự trữ ngoại hối và giúp đồng ruble trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Ngân hàng trung ương thường mua vàng từ thị trường nội địa.

Trong năm 2012, Nga bổ sung thêm khoảng 75 tấn vàng vào kho dự trữ bằng cách thu mua vàng được sản xuất trong nước.

8. Nhật Bản


Lượng vàng dự trữ chính thức: 765,2 tấn

Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,2%

Dự trữ vàng của Nhật Bản chỉ có 6 tấn vào năm 1950. Tuy nhiên, kho dự trữ này tăng vọt vào năm1959, lượng vàng dự trữ tăng 169 tấn so với năm trước.

Năm 2011, cơ quan này bán vàng để bơm 20 nghìn tỷ yen vào nền kinh tế sau thảm hoạ sóng thần và hạt nhân.

9. Hà Lan


Lượng vàng dự trữ chính thức: 612,5 tấn

Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 59,7%

Năm 1999, Hà Lan từng thông báo bán vàng ra thị trường với số lượng là 300 tấn trong vòng 5 năm nhưng sau đó họ chỉ bán được 235 tấn. Từ đó đến nay, Hà Lan không công bố thêm bất kì một giao dịch bán vàng nào khác.

10. Ấn Độ


Lượng vàng dự trữ chính thức: 557,7 tấn

Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,9%

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ thường mua vàng từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và xem đây như một kênh đầu tư an toàn. Tuy nhiên, nước này hiếm khi hé lộ về kế hoạch giao dịch vàng của mình.

TIN LIÊN QUAN:
TIN ĐỌC NHIỀU:
Nguyên Thảo (theo BI)

Bình luận(0)