Trẻ vị thành niên tăng trầm cảm, tự tử vì smartphone

Google News

Thiết bị cũng dẫn đến những tác hại không ngờ như khiến người dùng mắc chứng "nghiện" smartphone, thay đổi dáng đi, mất ngủ, béo phì, trầm cảm.

Hiện rất khó để nói chính xác kỷ nguyên smartphone bắt đầu từ khi nào. Một số người cho rằng, đó là vào ngày 9/1/2007 khi người đồng sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành Apple Steve Jobs giới thiệu phiên bản đầu tiên của iPhone. Tất nhiên, các smartphone đã xuất hiện từ trước khi thiết bị mang tính biểu tượng của Táo khuyết trình làng.
Một số người khác lại nhận định, khởi đầu của kỷ nguyên smartphone là ngày 10/7/2008 khi cửa hàng trực tuyến của Apple (App Store) chính thức ra mắt công chúng. App Store thực sự đã tạo ra những thiết bị người dùng muốn mua và tập trung vào những gì họ muốn dế cưng của mình thực hiện.
Mặc dù sự trỗi dậy của smartphone khiến những người lái xe đi từ điểm A tới điểm B không bị lạc, gợi nhắc vô số người uống thuốc đúng giờ hoặc không bỏ lỡ cuộc hẹn, nhưng nó cũng dẫn tới một vài khía cạnh tiêu cực. Theo một báo cáo mới đăng tải trên tờ The Atlantic, trẻ vị thành niên lớn lên trong kỷ nguyên smartphone dễ bị trầm cảm và có ý muốn tự tử hơn.
Tre vi thanh nien tang tram cam, tu tu vi smartphone
Ảnh minh họa. 
Kết luận được rút ra sau khi chuyên gia Jean M. Twenge và các cộng sự nghiên cứu những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1995 - 2012, nhóm bà gọi là thế hệ iGen. Nhóm người này chưa bao giờ phải sống không có kết nối Internet và họ thậm chí còn bị trầm cảm nặng hơn thế hệ Y (còn gọi là Millennials, những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000 và là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội).
Theo ông Twenge, một phần của vấn đề là do nhóm iGen thích kết nối với bạn bè và các mối quan hệ bằng thiết bị số. Và họ càng sử dụng smartphone nhiều, họ càng cảm thấy khó chịu với các giao tiếp, đụng chạm trực tiếp giữa người với người. Một bé gái 13 tuổi biệt danh Athena, sở hữu iPhone từ năm 11 tuổi thú nhận: "Ngoài iPad hay iPhone, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác để hiểu biết cuộc sống. Tôi thấy chúng tôi thích điện thoại của mình còn hơn những con người thực sự".
Tạp chí The Atlantic dẫn chứng một số thực tế đáng chú ý: Các học sinh lớp 8 dành từ 10 tiếng đồng hồ/tuần trở lên cho mạng xã hội tăng 56% cảm giác không hạnh phúc so với bạn bè cùng trang lứa ít sử dụng mạng xã hội hơn. Trong khi đó, những người mất 6 - 9 tiếng/tuần cho mạng xã hội tăng 47% nguy cơ cảm thấy không hạnh phúc so với bạn bè có thời gian dùng mạng xã hội ít hơn.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, trẻ vị thành niên càng dành nhiều thời gian cho smartphone, chúng càng tăng khả năng mắc trầm cảm, thậm chí muốn tự tử. Vì vậy, dù bạn mới chỉ là trẻ vị thành niên thuộc thế hệ iGen hay đã là phụ huynh của một trẻ vị thành niên iGen, hãy luôn nhớ điều này để đặt ra giới hạn sử dụng smartphone hợp lý.
Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)