Lý do thú vị đằng sau thói quen nói “Alô” khi nghe điện thoại

Google News

Nói "Alô" khi bắt máy dường như là một thói quen ai cũng làm nhưng chẳng hiểu vì sao.

Mỗi khi nhấc điện thoại lên, từ đầu tiên mà hầu hết chúng ta sử dụng sẽ là “Alô”, vậy đã bao giờ bạn thắc mắc lý do đằng sau thói quen bắt máy tưởng như là… vô thức này chưa? Thực tế, mỗi quốc gia khác nhau thường sử dụng một cách chào trên điện thoại khác nhau, tuy nhiên chúng đều hao hao “Alô” và thực tế chúng đều được cho là biến thể của từ Hello. Và trong trường hợp bạn chưa biết, Alexander Gramham Bell, người được coi là cha đẻ của điện thoại, khi nhấc máy lại sử dụng từ “Ahoy”.
Ly do thu vi dang sau thoi quen noi "Alo" khi nghe dien thoai
Ảnh minh họa. 
Theo trang RD, từ “ahoy” thực tế có trước từ “hello” cỡ khoảng 100 năm. Nó bắt nguồn từ một từ gốc Hà Lan là “hoi” và cũng có nghĩa là một lời chào. Dẫn nguồn thông tin trang NPR, Gramham Bell đã chắc chắn từ “ahoy” sẽ trở thành một cách để bắt đầu một cuộc nói chuyện trên điện thoại tới mức ông giữ thói quen này trong suốt phần đời còn lại của mình.
Mời độc giả xem thêm Video: 10x nghĩ gì về điện thoại bom tấn của thập kỷ trước? (Nguồn: Zing news):
Thú vị hơn, Thomas Edison chính là người đã đề xuất sử dụng từ Hello thay cho từ Ahoy trong những cuộc nói chuyện điện thoại. Thời điểm đó, đường dây điện thoại luôn được để ở trạng thái mở để các công ty, doanh nghiệp tương tác với nhau bất kì khi nào họ muốn. Vấn đề nằm ở đây là làm cách nào để thông báo với đầu dây bên kia khi đầu dây còn lại muốn nói chuyện. Trong một lá thư gửi người đừng đầu Central District và Printting Telegraph Company ở Pittsburgh, Edison đã đề xuất sử dụng từ Hello bởi đây là cách tốt nhất thu hút sự chú ý của mọi người.
Từ Hello sau đó được mặc định là cách chào hỏi chính thức trong rất nhiều cuốn danh bạ điện thoại đầu tiên. Các sách hướng dẫn trao đổi điện thoại đầu tiên cũng nhắc đến điều này.
Theo Vũ Tuấn Anh/Saostar

>> xem thêm

Bình luận(0)