Đem iPhone 6 đi sửa, bị "om" một năm vẫn chưa được trả

Google News

Không chỉ bị "om" chiếc điện thoại iPhone 6 hơn một năm trời, vị khách này còn bị chủ dọa nạt khi đến cửa hàng hỏi đồ của mình.

Đây là trường hợp của chị P.A ở Phú Thọ. Cách đây hơn một năm chị có đem chiếc iPhone 6 đến một cửa hàng điện thoại trong thành phố Việt Trì để sửa. Khi đó chủ cửa hàng gợi ý chị bán lại chiếc điện thoại với giá 3 triệu rưỡi. Chị P.A đồng ý, tuy nhiên khi đến ngày hẹn đến lấy tiền, chủ quán lấy đủ mọi lý do để khất lần như ông anh đi viện, rắn cắn, không đủ tiền trả...
Chị P.A đã liên lạc qua điện thoại tuy nhiên rất nhiều lần số máy không liên lạc được. Sau đó vì bận rộn nên chị P.A cũng không tiếp tục xuống đòi điện thoại của mình được.
Cách đây hơn 1 tuần, khi tình cờ đi qua quán và thấy quán mở cửa, chị có ghé ngang qua quán thì chủ hàng hẹn hôm sau tới lấy nhưng lúc này giá chiếc điện thoại chỉ còn 1 triệu 600 nghìn đồng.
Dem iPhone 6 di sua bi om mot nam van chua duoc tra
 
Để đề phòng chủ quán lật lọng và cũng là bằng chứng để cảnh báo mọi người chị P.A đã quay lại một đoạn clip cuộc trò chuyện giữa chị và chủ cửa hàng.
Được biết, người đàn ông có tên V.Đ.T là chủ một cửa hàng buôn bán, sửa chữa điện thoại ở Việt Trì.
Dem iPhone 6 di sua bi om mot nam van chua duoc tra-Hinh-2
Cửa hàng của anh V.Đ.T. (Ảnh: Facebook) 
Ngay từ ban đầu, chị P.A nói chuyện khá nhẹ nhàng, lễ độ, tuy nhiên người đàn ông này lại ăn nói thô lỗ, xưng hô mày tao, trách chị P.A "lèo nhà lèo nhèo" và còn dọa vứt điện thoại của chị ra đường.
Dem iPhone 6 di sua bi om mot nam van chua duoc tra-Hinh-3
Lời quảng cáo sửa chữa điện thoại của anh V.Đ.T trên Facebook. (Ảnh: Facebook) 
Câu chuyện của chị P.A nhanh chóng nhận được sự chia sẻ và cảm thông từ nhiều cư dân mạng. Không ít người đã gặp phải tình huống tương tự từ những cửa hàng điện thoại như vậy.
Bạn Lê Hoài Thu chia sẻ: “Mình cũng bị người bạn chồng “om” cái iPhone 5s từ tháng 11 năm ngoái đến tháng 8 năm nay mới trả, đòi lên đòi xuống, hứa lên hứa xuống mới trả bằng máy khác nhưng lại dính icloud. Cuối cùng 1 tháng sau mới trả cho Ipad 3 bù thêm 400 nghìn nữa cho người ta. Có tí quen biết mà còn thế đấy, sợ quá..!”
Chuyện một số cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ, thợ sửa không có kĩ thuật hoặc có ý định lấy phần mềm, linh kiện… từ máy khách hàng không phải là chuyện hiếm. Sự việc của chị P.A xảy ra lại là một lời nhắc nhở tới những vị khách hàng luôn phải cảnh giác khi đem tài sản của mình giao cho những cửa hàng nhỏ lẻ, không có uy tín. Bạn Trần Anh bình luận: “Mấy cửa hàng kiểu này chỉ có sửa lấy ngay thì ở đấy mà trông máy. Không chỉ phút mốt là thành máy khác rồi. Đợt mình chứng kiến có quán cứ đòi để máy ở đấy mới sửa không thì họ không sửa mới lạ chứ”.
Để làm rõ thêm thông tin sự việc, PV Vntinnhanh đã liên hệ theo số điện thoại cửa hàng của anh V.Đ.T tuy nhiên số này không tồn tại.
Liên hệ với chị P.A và gia đình, chúng tôi được biết: "Mình đăng chuyện này lên để cảnh báo mọi người thôi. Nhưng khi đăng lên, phản ứng của mọi người quá mạnh nên mình đã chủ động gỡ bài xuống và không muốn nói thêm gì. Nếu sự việc tiếp diễn xảy ra sau này ví dụ như anh T. có đe dọa thì mình sẵn sàng cung cấp thêm thông tin. Bởi ngay sau đó, anh T. cũng cho người dọa dẫm gia đình và tất cả các cuộc nói chuyện đều đã được ghi âm lại hết. Gia đình cũng đã nói với anh T. về chuyện này. Đến hôm qua, anh T. đã chủ động gọi điện xin lỗi."
Phía gia đình chị P.A nói thêm, mục đích việc chị đăng tải chuyện này lên Facebook là để cảnh báo những người khác sẽ không bị lừa như mình. Điện thoại anh T. không trả lại và chị P.A cũng không có ý định lấy lại nữa.
Hiện câu chuyện của chị P.A vẫn đang được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều. Hi vọng đây sẽ là bài học hữu ích cho nhiều khách hàng trước lựa chọn một địa chỉ tin cậy để đặt niềm tin và cũng là lời cảnh báo cho các chủ cửa hàng có ý định lừa đảo, không tôn trọng khách.
>>> Mời quý độc giả xem Cuộc trò chuyện của chị P.A với chủ quán sửa chữa điện thoại. (Video: Facebook):
Theo VnTinnhanh

Bình luận(0)